Theo quy định tại Thông tư 07 của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu là 0,6%.

Quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng Phát triển
Thông tư 07 dự kiến sẽ có hiệu lực từ 15/8/2022. Ảnh: T.L
Sẽ có thông tư về hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới Ngân hàng Nhà nước ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2022

Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay theo đồng Việt Nam (VND), bao gồm VND và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam.

Tỷ giá tham chiếu theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng Đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND đối với USD. Tỷ giá tính chéo của VND đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng

Vốn huy động được sử dụng để cho vay là vốn huy động theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Quy định về vốn chủ sở hữu để cho vay

Vốn chủ sở hữu được sử dụng để cho vay là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ một số trường hợp:

a) Giá trị còn lại của tài sản cố định (được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao lũy kế) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng không vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

b) Số vốn điều lệ thực tế đã sử dụng để góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam;

c) Quỹ dự phòng tài chính.