Buôn lậu đường cát vẫn nhức nhối Gian lận, buôn lậu đường cát - lực lượng Hải quan quyết liệt kiểm soát, ngăn chặn
Nhiều sản phẩm đường cát nhập khẩu từ Thái Lan đang bị gian lận xuất xứ. Ảnh: TL.
Nhiều sản phẩm đường cát nhập khẩu từ Thái Lan đang bị gian lận xuất xứ. Ảnh: TL.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố làm rõ những thông tin phản ánh của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đấu tranh triệt phá các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát qua biên giới để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới cửa khẩu, thị trường nội địa để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng này.

Trước đó, từ nửa cuối tháng 4/2022, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã lên tiếng về vấn đề đường nhập lậu và đường nhập khẩu lại đang “chặn cửa” đường mía trong nước.

Cụ thể, sau một thời gian Quyết định 1578/QĐ-BCT của Bộ Công thương áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan có hiệu lực, các đối tượng gian lận để nhập lậu đường Thái Lan vào Việt Nam đã hoạt động trở lại.

Ngoài nhập lậu qua biên giới, thủ đoạn phổ biến nhất được sử dụng là gian lận xuất xứ của các nước thành viên khác trong ASEAN, nói cách khác vẫn là đường Thái Lan nhưng khoác lên mình chiếc “vỏ” mới.

Để tăng cường quản lý đối với mặt hàng đường mía, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, mới đây, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng đường.

Bộ Tài chính cũng kiến nghị Bộ Công thương sớm kết thúc điều tra vụ lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại để răn đe, ngăn chặn mặt hàng đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam thông qua các thị trường khác, theo các hiệp định thương mại tự do khác để được áp các mức thuế suất thuế ưu đãi thấp hơn.

Việc đường nhập từ các nước ASEAN ngày càng nhiều và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường với xu thế giá rẻ hơn giá thành đường từ mía, khiến cho đường sản xuất từ mía trong nước không thể tiêu thụ.

Sự bế tắc đầu ra đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá, đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.

Việc đường nhập từ các nước ASEAN ngày càng nhiều và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường với xu thế giá rẻ hơn giá thành đường từ mía, khiến cho đường sản xuất từ mía trong nước không thể tiêu thụ. Sự bế tắc đầu ra đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá, đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.