Theo Thông tư 13, phạm vi điều chỉnh được bổ sung thêm một nội dung là tỷ lệ tổng mức nhận tiền gửi so với vốn chủ sở hữu. Các nội dung khác vẫn giữ nguyên giống như Thông tư 32, cụ thể là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, hạn chế, giới hạn cho vay.

Thực hiện các quy định mới về an toàn trong hoạt động quỹ tín dụng
Thực hiện các quy định mới về an toàn trong hoạt động quỹ tín dụng. Ảnh: T.L
90 tổ chức tín dụng và gần 1.100 quỹ tín dụng nhân dân cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Sẽ thực hiện các giải pháp xử lý các quỹ tín dụng yếu kém

Căn cứ kết quả giám sát, thanh tra đối với quỹ tín dụng nhân dân, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, thành phố yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân duy trì một hoặc một số giới hạn thấp hơn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với mức quy định tại Thông tư này. Tuy nhiên, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không phải tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này.

Đối tượng về khách hàng vay cũng được sửa theo Thông tư 13, bao gồm thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân; thành viên của hộ nghèo theo quy định của NHNN về quỹ tín dụng nhân dân.

Về yêu cầu công nghệ, Thông tư 13 quy định quỹ tín dụng nhân dân phải có hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu. Đó là lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng; thống kê, theo dõi các khoản mục vốn, tài sản; thực hiện chế độ thông tin báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước…/.