Gần 130 tỷ USD làm đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh nêu rõ các nội dung triển khai thực hiện gồm: Xây dựng văn bản để cụ thể hóa một số quy định của Nghị quyết số 188/2025/QH15; Huy động vốn và bố trí vốn đầu tư; Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án; Phát triển đô thị theo mô hình TOD; Phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tào nguồn nhân lực...

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương phát triển mạng lưới đường sắt đô thị
Việc mở rộng, phát triển mạng lưới đường sắt đô thị góp phần thúc đẩy kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng nhanh. Ảnh minh họa

Về tổ chức thực hiện, các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư, đơn vị trực thuộc UBND thành phố và các địa phương nơi có dự án tuyến đường sắt đi qua chịu trách nhiệm tổ chức sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự để triển khai thực hiện kế hoạch trên tinh thần trách nhiệm cao nhất; chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện theo phạm vi, chức năng, mục tiêu, yêu cầu để khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công.

Sở Tư pháp được giao chủ trì, hướng dẫn các sở, ngành liên quan trình tự, thủ tục xây dựng các nghị định, nghị quyết của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt của Nghị quyết số 188/2025/QH15.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả kế hoạch này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần thiết bổ sung, điều chỉnh, các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với Sở Giao thông công chánh tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định, không để ảnh hưởng đến tiến độ chung triển khai Nghị quyết số 188/2025/QH15 của Quốc hội.

Kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả các Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 188/2025/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 24-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố.