Trung Quốc với tham vọng Con đường tơ lụa mới

Ảnh: Getty Images; iStock Photo/Bloomberg

Ngày nay, Trung Quốc đang nỗ lực làm sống lại con đường thương mại cổ xưa này và cùng vào đó là những kỳ vọng về ảnh hưởng kinh tế và chính trị mà con đường huyết mạch này mang lại.

Với dự án thế kỷ này, được biết đến với cái tên “Một vành đai, một con đường (One Belt, One Road) Trung Quốc sẽ xây dựng đường bộ, đường sắt, cảng biến cùng các cơ sở hạ tầng khác trên khắp Châu Á để kết nối nền kinh tế nước này chặt chẽ hơn với thế giới. Dự án này được đặt ở một vị trí vô cùng quan trọng trong kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc được công bố cuối tháng 10 vừa qua và cũng đã trở thành một chủ đề “nóng hổi” đối với các nhà lãnh đạo toàn cầu.

Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường nhằm mục đích nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới và tạo cơ hội béo bở cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường nước ngoài trong bối cảnh kinh tế trong nước chậm lại. Tuy nhiên, dự án này cuối cùng có thể là trở thành một “việc làm vô nghĩa” có thể cản trở quá trình cải cách của Trung Quốc, và đẩy hệ thống ngân hàng vào rủi ro tài chính.

Với các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đã gia tăng sức ảnh hưởng đối với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, Sáng kiến Một vành đai, Một con đường có tham vọng cao hơn rất nhiều với một con đường tơ lụa trên bộ và một con đường tơ lụa trên biển. Con đường tơ lụa trên bộ sẽ kết nối Trung Quốc và Châu Âu qua Trung Á còn con đường tơ lụa trên biển sẽ kết nối với Đông nam Á, Trung Á và Châu Phi qua các tuyến đường biển huyết mạch. Mặc dù chi tiết vẫn còn chưa rõ ràng, đã có những ước tính choáng ngợp về quy mô của dự án thế kỷ này.

Trang Bloomberg đã dẫn lời Đại sứ Liu Xiaoming của Trung Quốc tại Anh trong một bài phát biểu vào tháng 5 vừa qua rằng, dự án sẽ liên quan tới 60 quốc gia và 2,3 dân số thế giới.

Có nhiều lý do để Trung Quốc thúc đẩy dự án này. Đó là vì lợi ích quốc gia. Là một trong những quốc gia có giao dịch thương mại lớn nhất thế giới, việc giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và nắm giữ được đầu vào những thị trường quan trọng và hàng hóa cơ bản là vô cùng quan trọng. Lực đẩy cơ sở hạ tần có thể sẽ giúp thúc đẩy vai trò của Trung Quốc trong thị trường tài chính toàn cầu. Trung Quốc và các tổ chức tài chính mà quốc gia này hậu thuẫn đang đẩy mạnh các khoản cho vay và đầu tư cho dự án này.

Cuối tháng 12 vừa qua, quốc gia này đã giới thiệu Quỹ Con đường tơ lụa với 40 tỷ USD để đầu tư vào dự án Một vành đai, Một con đường này. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng sẵn sàng các khoản vay khổng lồ cho các quốc gia dọc theo những tuyến đường mới. Chính vì thế, Trung Quốc cũng đang nỗ lực để có thể đưa đồng nhân dân tệ vào rổ dự trữ tiền tệ toàn cầu của IMF.

Đối với nhiều quốc gia đang phát triển đang có nhu cầu tài chính để nâng cấp cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính từ Trung Quốc có thể sẽ là một sự hấp dẫn khó cưỡng lại.

Sáng kiến này có thể dẫn đến một “sự cạnh tranh” giữa Trung Quốc và Mỹ do Mỹ sẽ cảm thấy cần thiết phải tăng hỗ trợ và tài trợ cho các quốc gia mới nổi. Tuy nhiên, thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, Trung Quốc có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng ở các quốc gia nghèo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung.

Động lực đầu tiên của sáng kiến này vẫn là để thúc đẩy nền công nghiệp của Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư.

Nguồn tiền tài trợ cho Sáng kiến con đường tơ lụa mới này sẽ bô cùng khổng lồ. Theo một báo cáo trên truyền thông Trung Quốc, số lượng các dự án hiện nay đã lên tới 900 với tổng vống 890 tỷ USD. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm báo nguồn vốn được sủ dụng hiệu quá, không bị thất thoát do tham nhũng và lãng phí sẽ là một thách thức lớn đốn với Trung Quốc.

Sự bùng nổ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc cũng có thể mang lại những mối nguy hại đối với nền kinh tế của quốc gia này. Các địa phương đang tích cực tham gia vào dự án Con đường tơ lụa mới với việc công bố một loạt các dự án kết nối với Con đường tơ lụa này. Trong một báo cáo hồi tháng 4 của HSBC, các dự án trong quy hoạch chỉ ở Trung Quốc của sáng kiến này đã có tổng vốn lên tới 230 tỷ USD. Điều này có thể giúp duy trì tăng trưởng trong ngắn hạn, tuy nhiên có thể trì hoãn quá trình chuyển đổi quan trọng của nền kinh tế thoát khỏi phụ thuộc tăng trưởng vào đầu tư, hứa hẹn nhiều khó khăn hơn trước mắt./.

Mai Linh (Theo Bloomberg)