Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngày 18/1/2024, Luật Các Tổ chức tín dụng (TCTD) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024. Theo đó, việc rà soát, nghiên cứu tiếp tục đề xuất hoàn thiện pháp luật về bao thanh toán cần được khẩn trương thực hiện để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc thực hiện các quy định của Luật Các TCTD.

Xây dựng thông tư về bao thanh toán của các ngân hàng
Xây dựng Thông tư về bao thanh toán của các ngân hàng. Ảnh: T.L
Standard Chartered và Allen & Overy ra mắt hướng dẫn quy định thanh toán tại Việt Nam Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế 100% chi phí với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng phát triển ngày càng đa dạng, dưới nhiều hình thức và tiến dần đến các thông lệ quốc tế, việc ban hành một văn bản mới để thay thế Thông tư số 02/2017/TT-NHNN (văn bản hiện hành quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là rất cần thiết.

Theo đó, Thông tư được xây dựng lần này này hướng dẫn các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ bao thanh toán được quy định tại Luật Các TCTD 2024, đảm bảo các TCTD vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động bao thanh toán. Nội dung của văn bản bổ sung hướng dẫn các TCTD được cung ứng các dịch vụ liên quan đến bao thanh toán trên cơ sở tuân thủ quy định liên quan tại Luật Các TCTD năm 2024 về bao thanh toán và hoạt động cấp tín dụng.

Một số khái niệm cơ bản về bao thanh toán và các dịch vụ liên quan

Hoạt động bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng, bao gồm bao thanh toán cho khách hàng là bên mua hàng và bên bán hàng.

Các dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán: gồm các dịch vụ ngân hàng thực hiện thay cho đơn vị bao thanh toán bên bán hàng, như: Quản lý, theo dõi sổ sách, hóa đơn, chứng từ liên quan tới khoản phải thu của bên bán hàng; thu nợ đối với các khoản phải thu.