Hướng dẫn này bổ sung thêm tám thị trường trên khắp châu Á, châu Phi và Trung Đông – bao gồm cả Việt Nam, nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp và công ty fintech (công nghệ tài chính) trong việc nắm bắt sự phát triển nhanh chóng của thanh toán toàn cầu và giúp khách hàng cân nhắc các yếu tố tác động khác nhau khi quyết định mở rộng kinh doanh xuyên biên giới.

Trang bìa của cuốn sách. Ảnh: S.C

Ấn bản thứ hai hướng dẫn cho tám thị trường châu Á dựa trên ấn bản đầu tiên, ấn bản này đã nhận được hơn 1.000 lượt tải xuống kể từ khi ra mắt vào tháng 9 năm ngoái.

Ngoài việc cung cấp bản tóm tắt các quy định cụ thể về thanh toán và dịch vụ tiền số dành riêng cho từng thị trường, hướng dẫn này còn dựa trên kiến ​​thức chuyên môn của cả hai tổ chức trong việc giải quyết hầu hết các vấn đề phổ biến mà các công ty và fintech phải đối mặt khi họ mở rộng quy mô kinh doanh tại thị trường trong nước hoặc xuyên biên giới. Một trong những chủ đề hàng đầu mà báo cáo làm sáng tỏ là liệu các yêu cầu cấp phép có áp dụng cho nền tảng thương mại điện tử B2B hay không.

Thanh toán là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất trong ngành dịch vụ tài chính do sự đổi mới công nghệ liên tục và sự tăng trưởng theo cấp số nhân của các công ty fintech cũng như các giải pháp thay thế được đưa ra. Điều này dẫn đến việc các quy định thanh toán được thường xuyên xem xét đánh giá và có những thay đổi nhằm đảm bảo rằng hệ sinh thái tài chính vẫn an toàn và đảm bảo./.

Standard Chartered và Microsoft hợp tác trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ Standard Chartered và IATA triển khai hình thức thanh toán cho ngành hàng không