Thông tư 43/2024/TT-NHNN dự kiến sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 23/9 tới. Văn bản này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10/12/ 2014.

Theo Thông tư 43, muộn nhất cuối quý I hằng năm hoặc sau khi có đủ cơ sở theo quy định, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì xác định mức dự trữ ngoại hối nhà nước trong năm trình Thống đốc phê duyệt để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chuẩn bị thực hiện quy định mới về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
Chuẩn bị thực hiện quy định mới về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Ảnh: T.L
Ngân hàng Nhà nước có thể tính đến việc tích lũy dự trữ ngoại hối để tăng cường bộ đệm Ngân hàng Nhà nước có thể tăng tỷ giá mua để bổ sung dự trữ ngoại hối

Ngoài ra, văn bản này cũng bổ sung quy định trường hợp thị trường tài chính trong nước và quốc tế có biến động và các trường hợp khác có ảnh hưởng tới việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước báo cáo Trưởng Ban Điều hành.

Trên cơ sở chỉ đạo của Trưởng Ban điều hành, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.

Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước cũng được giao là cơ quan chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê nghiên cứu và báo cáo Trưởng Ban Điều hành trình Thống đốc phê duyệt một số nội dung. Đó là việc bổ sung hình thức đầu tư khác trong từng thời kỳ; hướng dẫn đầu tư đối với hình thức ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư ./.