Nhóm cổ phiếu lớn, cổ phiếu trong rổ VN30 luôn là những cổ phiếu khởi động tốt ngay từ giai đoạn đầu. Ảnh tư liệu |
Nhiều yếu tố ủng hộ thị trường
Trong một báo cáo gần đây, Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho biết, thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới đang có những tín hiệu tích cực sau động thái mạnh tay cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), khiến chỉ số chứng khoán toàn cầu tuần qua đạt mức tăng kỷ lục. Đáng chú ý, chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ lần đầu tiên vượt ngưỡng 5.700 điểm, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử thị trường tài chính. Không chỉ dừng lại ở Mỹ, chứng khoán khu vực Đông Nam Á cũng được hưởng lợi khi dòng vốn đầu tư quốc tế quay lại để đón chu kỳ giảm lãi suất.
Đa dạng hóa danh mục để không bỏ lỡ cơ hộiTheo các chuyên gia, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự phân hóa rõ rệt. Các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản vững vàng, tình hình kinh doanh khởi sắc cùng những câu chuyện riêng hấp dẫn sẽ tiếp tục đi lên, trong khi các doanh nghiệp có bệ đỡ lỏng lẻo dần đánh mất vị thế. Nhà đầu tư cần tập trung nhiều hơn vào nội tại doanh nghiệp, đa dạng hoá, không bó hẹp trong những nhóm ngành quen thuộc để tránh việc bỏ lỡ các cơ hội lớn. |
Trong quý III/2024, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện tổng cộng 28 lần cắt giảm lãi suất, con số cao nhất kể từ quý II/2020. Đây cũng là quý thứ 4 liên tiếp các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ - một nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Hiện nay, khoảng 60% các ngân hàng trung ương trên thế giới đã chuyển sang hướng nới lỏng chính sách - mức lớn nhất kể từ năm 2021.
Động thái này không chỉ thúc đẩy đà tăng trưởng của TTCK Mỹ mà còn tạo điều kiện cho sự hồi phục mạnh mẽ tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Các nhà đầu tư quốc tế bị hấp dẫn bởi lãi suất thấp và triển vọng tăng trưởng cao hơn đã quay trở lại với các thị trường mới nổi, tạo nên dòng chảy vốn tích cực.
Với nhiều yếu tố hỗ trợ, các chuyên gia phân tích dự báo, TTCK sớm trở lại mốc 1.300 điểm. Nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, VN-Index khó tránh khỏi các nhịp rung lắc khi chỉ số đã hồi phục nhiều phiên, tuy nhiên VN-Index có thể duy trì xu hướng tăng điểm và kiểm tra lại khu vực kháng cự 1.290 - 1.300 điểm trong ngắn hạn.
Trong khi đó, các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán VNDirect nhận thấy động lực để thị trường đi lên đến từ việc FED giảm lãi suất 0,5%. Động thái điều hành của FED hỗ trợ kinh tế và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của Mỹ. Nhờ đó, hàng hóa Việt sang nước này dự báo tăng, khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 30% tổng kim ngạch.
Bên cạnh đó, lãi suất Mỹ giảm khiến USD suy yếu, làm hạ áp lực tỷ giá và tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước linh hoạt hơn trong điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, kịch bản VN-Index vượt mốc 1.300 điểm trong năm nay được cho là khả thi nhờ chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hơn, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục cải thiện và tiến triển mới về nâng hạng thị trường.
Hút dòng tiền đầu tư từ khối nội và khối ngoại
Hưởng ứng diễn biến tích cực từ TTCK thế giới, TTCK trong nước ghi nhận những chuyển biến mới tích cực hơn trong tuần vừa qua. Bên cạnh đó, thanh khoản những phiên giao dịch gần đây cũng ghi nhận cải thiện tích cực, dòng tiền đã có sự tự tin đáng kể khi cầu chủ động liên tục được cải thiện đẩy giá đi lên. Điều này không chỉ giúp thị trường ổn định hơn mà còn mang lại sự tự tin cho nhà đầu tư trong nước.
Trong thời điểm thị trường có nhiều yếu tố tích cực, việc đầu tư vào các nhóm ngành mũi nhọn không chỉ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận mà còn giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang dần ổn định trở lại. Nhà đầu tư có thể xem xét đón cơ hội từ các cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu bluechips, vốn có nền tảng tài chính vững chắc và khả năng sinh lời cao trong dài hạn.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN về vấn đề này, ông Bùi Nguyên Khoa - Phó Trưởng phòng Phòng Phân tích nghiên cứu, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, VN-Index chưa thể vượt 1.300 điểm sau 4 lần tiệm cận vùng điểm này trong năm 2024. Chỉ số chưa thể vượt đỉnh của năm do một số nguyên nhân như thiếu sự đồng thuận dòng tiền, khối ngoại bán ròng, chưa có thông tin hỗ trợ mang tính bước ngoặt... hay các yếu tố bên ngoài chưa thuận lợi và không có nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt xu hướng.
Ông Khoa phân tích, theo phân loại ngành (chuẩn ICB), ngành tài chính chiếm 44,2%, theo sau là bất động sản, tiêu dùng thiết yếu và công nghiệp chiếm tỷ lệ lần lượt 13,4%, 11,5% và 9,6% trong VN-Index. Ngành tài chính gồm ngân hàng chiếm 39,5%, dịch vụ chứng khoán 3,9% và bảo hiểm 0,8%. Ngành ngân hàng chiếm tỷ trọng vượt trội so với các ngành khác, thực tế đóng vai trò dẫn dắt xu hướng trong 3 tháng đầu năm khi tăng điểm và khi ngành bước vào xu hướng điều chỉnh kéo theo VN-Index giằng co đi ngang trong biên độ 100 điểm trong 6 tháng gần đây.
“Do vậy, tôi cho rằng ngoài những thông tin hỗ trợ thì thị trường vẫn cần sự dẫn dắt hoặc vận động mang tính điều tiết của cổ phiếu và ngành lớn trong việc định hình xu hướng và thu hút dòng tiền của nhà đầu tư” - ông Khoa nhận định.
Các nhóm cổ phiếu lớn, cụ thể là các cổ phiếu đầu ngành, cổ phiếu bluechips, cổ phiếu trong rổ VN30 luôn là những cổ phiếu khởi/.động tốt và “bắt trend” (xu hướng) ngay từ giai đoạn đầu./.