Ông Nguyễn Văn Được - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tin |
Trả lời: Về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, căn cứ Điều 7 Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh có quy định: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo pháp luật thương mại bao gồm: buôn bán rong, buốn bán không có địa chỉ cố định; buôn bán vặt, đồ ăn, nước uống, buôn chuyến không có địa chỉ cố định; cung cấp dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có, hoặc không có địa điểm cố định và các hoạt động kinh doanh khác.
Căn cứ các quy định nêu trên, về nguyên tắc khi kinh doanh thì phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, trừ một số hoạt động của cá nhân kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh như: mua bán hàng rong, bán quà vặt, buôn chuyến hoặc các dịch vụ đánh giày, bán vé số, các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân…
Do đó, nếu cá nhân kinh doanh không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/ NĐ-CP nêu trên, thì cá nhân phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ đăng ký và kê khai nộp thuế, căn cứ điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư số 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về các trường hợp đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế quy định: hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ… Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý thuế số 38 có quy định:
Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây: được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập; bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh, hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Căn cứ quy định nêu trên, khi ra kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định, đồng thời hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hoặc kể từ ngày thực tế hoạt động kinh doanh.
Các loại thuế cá nhân bán hàng online phải nộp
Hỏi: Hộ kinh doanh bán hàng online phải nộp các loại thuế gì? Mức thuế như thế nào?
Trả lời: Về các loại thuế của hộ kinh doanh, về bản chất, bán hàng online hay bán hàng trực tiếp đều là kinh doanh, nên có nghĩa vụ thuế như nhau và được áp dụng chính sách thuế cụ thể như sau: Căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 quy định: “7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh” thuộc đối tượng nộp lệ phí môn bài.
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 về đối tượng áp dụng của thông tư 40 là: “2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam”; căn cứ Điều 1 Thông tư 40/2021/TT-BTC về phạm vi điều chỉnh các loại thuế bao gồm:“Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC về ngưỡng doanh thu không phải nộp thuế của hộ, cá nhân kinh doanh khi có doanh thu từ dưới 100 triệu đồng/năm.
Căn cứ các quy định nêu trên, tùy theo quy mô, lĩnh vực hoạt động của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế tương ứng. Tuy nhiên, về cơ bản hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm (hiện nay dự thảo Luật Thuế GTGT là 150 triệu) sẽ phải nộp các loại thuế thông thương bao gồm: lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN và các loại thuế khác tùy theo lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh…
Về mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 về mức lệ phí môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp dựa trên doanh thu. Căn cứ Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 40/2021/TT-BTC về các phương pháp tính thuế đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bao gồm: phương pháp thuế khoán, phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh và phương pháp tính thuế theo kê khai.
Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC về căn cứ tính thuế của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh được xác định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN
Như vậy, tùy theo quy mô, lĩnh vực kinh doanh và tùy theo phương pháp tính thuế áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ có mức thuế khác nhau được tính dựa trên doanh thu và tỷ lệ tính thuế GTGT, tỷ lệ tính thuế TNCN theo Phụ lục I ban hành theo Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Như vậy, tổng số thuế của cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm có doanh thu 800 triệu/năm phải nộp là 13 triệu đồng./.