HCM

Đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Nghệ An. Ảnh: TTXVN

>> Bổ sung 24.000 tỷ đồng vốn trái phiếu cho đường Hồ Chí Minh Bên lề kỳ họp Quốc hội, ĐB Phùng Quốc Hiển (Yên Bái) và ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đã trao đổi với PV một số quan điểm về việc sửa đổi và bổ sung Nghị quyết 38 của Quốc hội. Điều chỉnh dự án đường Hồ Chí Minh là hợp lý PV: Ông có nhận xét như thế nào về việc điều chỉnh các chỉ tiêu trong đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh? Vấn đề hiện nay là Quốc hội phải bàn xem cái gì là ưu tiên thì làm trước, chưa ưu tiên thì để sau hoặc cắt hẳn. Tôi thấy hiện nay chúng ta thường xin thêm mà ít khi đề nghị cắt giảm, ai cũng ngại bàn cắt. Đại biểu Trần Du Lịch ĐB Trần Du Lịch: Việc làm đường có rất nhiều mục tiêu, bao gồm cả về kinh tế - xã hội, về bố trí lại dân cư, an ninh quốc phòng… Về chủ trương, tôi đồng tình với Ủy ban Khoa học và Công nghệ, tức là điều chỉnh, bổ sung hợp lý lại Nghị quyết 38 của Quốc hội chứ không thay đổi. Và cũng giãn nguồn vốn, tính từng đoạn để làm. Có thể, một số đoạn trước đây dự kiến làm rộng thì nay bớt lại ở mức độ, tôi cho rằng điều chỉnh như vậy là hợp lý. Đặc biệt, có những đoạn nối tới đất mũi Cà Mau, như cầu Cao Lãnh, cầu Vòm Cống, những cầu đang thi công, cần vốn ODA thì ta phải nối kết để phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh như vậy là hợp lý. PV: Trên cơ sở điều chỉnh như vậy, có giải pháp nào để thu xếp vốn trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp như hiện nay, thưa ông? ĐB Trần Du Lịch: Với tình hình hiện nay tôi cho là không thể nóng vội, không thể làm nhanh được. Đoạn nào chưa cần thì nên bố trí giãn bớt. Vấn đề lớn nhất trong bố trí đầu tư hiện nay là tính về phí tổn cơ hội. Nguồn vốn là hữu hạn, trong khi với việc phát hành trái phiếu như hiện nay đã là mức báo động rồi, không thể làm hơn được. Vấn đề hiện nay là Quốc hội phải bàn xem cái gì là ưu tiên thì làm trước, chưa ưu tiên thì để sau hoặc cắt hẳn. Nếu chúng ta không mạnh dạn cắt thì không thể mở ra các cái khác được. Tôi thấy hiện nay chúng ta thường xin thêm mà ít khi đề nghị cắt giảm, ai cũng ngại bàn cắt. Ưu tiên cho những dự án hiệu quả Sai thì sửa, phải cương quyết với những yếu kém, nhưng những dự án phục vụ mục tiêu phát triển chúng ta vẫn phải thực hiện... ĐB Phùng Quốc Hiển PV: Ông đánh giá thế nào về nguyên nhân việc điều chỉnh mức vốn cho dự án đường Hồ Chí Minh? ĐB Phùng Quốc Hiển: Chúng ta đặt ra mục tiêu đường Hồ Chí Minh phải hoàn thành đến năm 2015, nhưng Chính phủ đang đề nghị mục tiêu phải kéo dài hơn, có thể đến năm 2020. Trong quá trình đó, giá cả đã thay đổi nhiều, nhất là tác động lạm phát. Tuy nhiên không phải tất cả các khoản đầu tư đó đều từ ngân sách. Ví dụ như nguồn ngân sách tập trung trước đây, đã đầu tư rồi. Nguồn phát hành thêm 24.000 tỷ đồng TPCP, thì có 10.000 tỷ đồng đã trùng với dự án Quốc lộ 14 đưa trong chương trình trái phiếu này, còn 14.000 tỷ nữa thì bổ sung sau năm 2016. Ngoài ra còn có cả các phương thức BOT, BT, ODA khác, vì vậy không phải tất cả đều là ngân sách phải bỏ ra. Tuy nhiên, chúng ta phải tính toán kỹ, có thể là quy mô không thay đổi, nhưng cần thiết cũng phải giãn, hoãn phân kỳ đầu tư cho hợp lý. Ngay cả trong thiết kế cũng phải có những thay đổi. Việc thiết kế đầu tư của chúng ta nhiều khi cổ điển do hạn chế về vốn. Ví dụ như Trung Quốc, họ đầu tư thường bám vào địa hình, không phá địa hình. Chẳng hạn, họ làm cầu để vẫn giữ địa hình, môi trường thiên nhiên, còn chúng ta có thể là xóa cầu đi để làm đường. Đến khi bão lũ, đường của ta bị lấp đi, còn họ, khi bão lũ thì nước chảy dưới gầm cầu. Lý do xuất phát từ vốn, vốn của ta đuối quá nên nhiều khi biết đấy mà không làm khác được. Tôi cho rằng nên khắc phục theo từng đoạn tuyến một. Nơi nào độ dốc cao, nước chảy xiết và hay thường xuyên ngập lụt thì ta làm dạng cầu cạn. PV: Việc bổ sung hàng chục ngàn tỷ đồng như vậy có tạo thêm gánh nặng cho ngân sách không, thưa ông? ĐB Phùng Quốc Hiển: Chúng ta phải thấy là trong quá trình đất nước đang công nghiệp hóa thì giao thông rất quan trọng. Nếu không chú ý đầu tư giao thông thì không phát triển được. Vì vậy, đầu tư giao thông cũng là Nghị quyết của Đảng. Tất nhiên, dự án nào không hiệu quả chúng ta phải loại đi, còn có hiệu quả thì chúng ta tiếp tục đầu tư, sai thì sửa, thì khắc phục, phải cương quyết với những yếu kém, nhưng những dự án phục vụ mục tiêu phát triển chúng ta vẫn phải thực hiện. PV: Xin trân trọng cám ơn! Chiều 4/11, thảo luận ở tổ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, đa số đại biểu tán thành chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. So sánh Nghị quyết 38 và dự thảo Nghị quyết mới ít có sự thay đổi trong khi Nghị quyết 38 vẫn còn hiệu lực, một số đại biểu cho rằng không cần thiết phải sửa đổi Nghị quyết 38, mà chỉ cần có Nghị quyết về điều chỉnh tiến độ và một số giải pháp, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn băn khoăn về việc phân kỳ đầu tư, phê duyệt quy hoạch và tổng mức đầu tư, các dịch vụ hậu cần trên toàn tuyến...

Hoàng Yến