Ngoài các chỉ tiêu về lạm phát và nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Trong quản trị rủi ro, cơ quan quản lý nhà nước ngành Ngân hàng sẽ tập trung giám sát ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng liên quan.

Kiểm soát lạm phát năm 2022 khoảng 4%, nợ xấu nội bảng dưới 3%
Kiểm soát lạm phát năm 2022 khoảng 4%, nợ xấu nội bảng dưới 3%
Lạm phát tại Mỹ sẽ giảm trong quý II/2022 Lãi suất năm 2022 chịu nhiều tác động đan xen, nhưng trong tầm kiểm soát Nợ xấu cuối 2021 là 1,9%, nhưng tính cả nợ xấu tiềm ẩn là 3,79%

Đồng thời, ngành Ngân hàng cũng giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, các lĩnh vực có mức tăng trưởng sản lượng thấp nhưng tăng trưởng tín dụng cao. Giám sát việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trước đó trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với dịch bệnh. Tính đến cuối tháng 12/2021, hệ thống các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khoảng 780.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với dư nợ trên 301.000 tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ 23/1/2020 đạt khoảng 616.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 2,26 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,9 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến cuối năm 2021 đạt trên 7,6 triệu tỷ đồng cho khoảng 1,32 triệu khách hàng.