Tỉnh Thái Nguyên là địa phương chủ động, tích cực trong triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Tính đến ngày 30/9/2023, dư nợ cho vay ở Thái Nguyên đạt khoảng 86,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,51% so với 31/12/2022.
![]() |
Ngành Ngân hàng xúc tiến tín dụng ở Thái Nguyên. Ảnh: S.B |
Phát triển thị trường vốn dài hạn cùng "chia lửa" với kênh tín dụng ngân hàng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút mạnh tiền qua phát hành tín phiếu |
Một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng cao như: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,55%. Hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 14,45%. Dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 14,31%. Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tăng 30,98%; khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 7,36%.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là gần 626 tỷ đồng cho 57 lượt khách hàng.
Tuy nhiên, tình hình vay vốn tín dụng trên địa bàn của một số ngành có xu hướng giảm. Cụ thể, tín dụng ngành nông lâm, thủy sản giảm 0,29% so với cuối năm 2022; tín dụng ngành khai khoáng giảm 5,54%; sửa chữa mô tô, ô tô, xe máy và xe có động cơ khác giảm 1,09%...
Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên cũng có sự sụt giảm, trong đó dư nợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giảm 10,23%, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 6,28%....
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp ngân hàng, tín dụng cho khu vực.
Cụ thể, ngoài các giải pháp về thúc đẩy các chương trình tín dụng ưu đãi, ngành Ngân hàng dự kiến sẽ tập trung phát triển mạng lưới và dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các ngân hàng thương mại cũng cam kết tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục trong giao dịch với khách hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn./.