Quảng Ninh: Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững Quảng Ninh: Tiếp tục duy trì "ngọn lửa cải cách", giữ vững vị trí top đầu 8 tháng năm 2022, khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 8,2 triệu lượt

Những điểm nhấn

Trong quá trình phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, phát triển vượt trội sẽ tiếp tục mở rộng cơ hội, thời cơ và không gian phát triển cho tỉnh. Bằng việc huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã liên tiếp đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng giao thông động lực như: tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng kết nối vào tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn kết nối vào cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long…

Đặc biệt, vừa qua, tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đã được chính thức khánh thành, đưa vào khai thác sau hơn 2 năm tổ chức thi công tích cực. Đây là đoạn tuyến cuối cùng của chuỗi cao tốc dọc tỉnh, nâng tổng số km đường cao tốc trên địa bàn đạt 176 km, chiếm 1/6 tổng số km đường cao tốc cả nước đã đi vào khai thác.

Tuyến đường đã đánh dấu mốc mới của một Quảng Ninh phát triển năng động, được Chính phủ đánh giá là kỳ tích, trở thành điển hình về xây dựng hạ tầng giao thông trong toàn quốc.

Quảng Ninh: Đi đến mục tiêu tăng trưởng trên 11%
Du khách tham quan tại Bảo tàng Quảng Ninh. Ảnh: Thế An.

Phát biểu tại lễ khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng từ việc hoàn thành tuyến đường kết nối vùng đó là: đã góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển cơ sở hạ tầng; tạo động lực không gian phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng; thực hiện thành công mô hình hợp tác công tư PPP.

Con đường cao tốc là con đường của khát vọng và niềm tin bởi đã phá thế độc đạo về giao thông của tỉnh Quảng Ninh. Giờ đây, Quảng Ninh có cao tốc, có đường ven biển, có sân bay.

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, được mở cửa hoàn toàn vào tháng 3/2022, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung triển khai mạnh mẽ các hoạt động nhằm khôi phục ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong đó, tỉnh đã đẩy mạnh bao phủ vắc-xin phòng Covid-19, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, duy trì chính sách kích cầu du lịch…

Đặc biệt, tỉnh cũng chú trọng thực hiện đa dạng hoạt động, chương trình, sự kiện, nhất là vào các dịp lễ nhằm thu hút khách du lịch tới Quảng Ninh.

Ngoài ra, việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, áp dụng nhiều chương trình khuyến mại… cũng được tỉnh và các đơn vị kinh doanh du lịch đặc biệt quan tâm.

Nhờ đó, từ khi mở cửa trở lại, ngành du lịch đã và đang phục hồi mạnh mẽ, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Quảng Ninh.

Trong 8 tháng qua, Quảng Ninh đã thu hút 8,2 triệu lượt khách du lịch, tăng 218% so với cùng kỳ; tổng doanh thu du lịch đạt 17.599 tỷ đồng, tăng 249% so với cùng kỳ. Lượng khách đặc biệt tập trung đông vào các dịp nghỉ lễ, như: Giỗ tổ Hùng Vương, Quốc khánh 2/9, Quốc tế lao động 1/5…

Thực hiện hiệu quả các giải pháp

Quảng Ninh: Đi đến mục tiêu tăng trưởng trên 11%
Quảng Ninh đã đưa vào khai thác sử dụng tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hoàn thành chuỗi cao tốc dọc tỉnh với chiều dài 176 km. Ảnh: Thế An.

Để đảm bảo tăng trưởng GRDP đạt trên 11%, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 52.600 tỷ đồng, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng tăng cường công tác phối hợp thực hiện 6 kế hoạch của UBND tỉnh về quản lý thuế kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, căn hộ du lịch, cho thuê mặt bằng kinh doanh; hoạt động vận tải; khai thác khoáng sản; xây dựng; kinh doanh xăng dầu và kinh doanh bất động sản.

Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; thu tiền sử dụng khu vực biển; khẩn trương có giải pháp tăng tiến độ thu tiền sử dụng đất để đảm bảo nguồn vốn giải ngân chi đầu tư phát triển...

Quảng Ninh tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư và thành viên tổ công tác đặt biệt trong công tác giải ngân vốn đầu tư công 2022, phấn đấu đến 31/12/2022 giải ngân 100% kế hoạch vốn bố trí dự toán đầu năm. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung hoàn thiện quy hoạch tỉnh, phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 9/2022; đẩy nhanh tiến độ trình duyệt các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu như: quy hoạch chung thành phố Hạ Long, quy hoạch chung xây dựng vùng huyện, quy hoạch khu kinh tế ven biển Quảng Yên...; hoàn thiện chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030...

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, Quảng Ninh sẽ tiếp tục rà soát các khó khăn vướng mắc của dự án để hỗ trợ tháo gỡ kịp thời cho nhà đầu tư, hoàn thiện hồ sơ trình bổ sung khu công nghệ thông tin tập trung Hạ Long vào quy hoạch quốc gia, thí điểm trợ lý ảo trong giải quyết thủ tục hành chính, thí điểm một số thủ tục hành chính chỉ tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến, thí điểm một số thủ tục hành chính thực hiện trong ngày....

Đặc biệt, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án như: Đề án tổng thể phát triển hoàn thiện hạ tầng giao thông, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch, gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ giai đoạn 2021-2025; Đề án khôi phục bảo tồn 4 Làng dân tộc miền núi trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Đề án cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh (trong đó có địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo) giai đoạn 2021 – 2025...

Kết quả giải ngân là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm của người đứng đầu đơn vị

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giải ngân vốn đầu tư công 2022, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt; chịu trách nhiệm giải trình về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm. Coi kết quả giải ngân là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2022.