Theo Thông tư 15, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản, trong đó phải tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Quy định chi tiết về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Quy định chi tiết về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: T.L
Quy định mới về hoạt động của đại lý thanh toán bằng đồng Việt Nam Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cảnh báo nợ công toàn cầu đang ở mức kỷ lục

Các tổ chức này cũng phải xây dựng quy trình thanh toán, trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Ngoài ra, một số yêu cầu khác là: phải có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên; có biện pháp thông báo cho khách hàng trên môi trường điện tử; tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Khi phát hiện việc chuyển tiền có sai sót, hoặc chênh lệch số liệu trong chuyển tiền, các bên phải có biện pháp xử lý điều chỉnh theo đúng quy định, đảm bảo số liệu chính xác, thống nhất không để ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền, hoặc gây thiệt hại cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc khách hàng.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng phải quy định cụ thể thời hạn khách hàng sử dụng dịch vụ được quyền đề nghị tra soát, khiếu nại đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, nhưng không ít hơn 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch yêu cầu tra soát./.