Thông tư 27 là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Quy định mới về kế toán và báo cáo tài chính ngân hàng sắp có hiệu lực
Quy định mới về báo cáo tài chính ngân hàng sắp có hiệu lực. Ảnh: T.L
Ngân hàng “nhẹ gánh” trước quyết định cấp tín dụng Quy định mới về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng

Tại nội dung liên quan đến tài khoản dự phòng rủi ro, Thông tư 27 quy định tài khoản này dùng để phản ảnh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Thông tư 27 cũng đề cập đến các tài khoản chứng khoán kinh doanh, trong đó chứng khoán kinh doanh gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn và chứng khoán kinh doanh khác.

Chứng khoán kinh doanh phân loại ra khỏi nhóm khi không còn nắm giữ với mục đích bán lại trong thời gian ngắn.

Tổ chức tín dụng phải trình bày nguyên nhân và ảnh hưởng của việc phân loại lại trong tổng tài sản, công nợ và nguồn vốn cũng như thu nhập và chi phí của tổ chức tín dụng.

Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần bao gồm cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư ra ngoài tập đoàn không vượt quá 11% vốn điều lệ hoặc 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết tại công ty nhận vốn góp.

Khoản thu nhập này thể hiện phần được sở hữu trong tổng lợi nhuận hoặc lỗ của các công ty liên doanh, liên kết được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, kể cả các điều chỉnh do áp dụng các chính sách kế toán khác nhau./.