Theo đó, NHNN sẽ phối hợp cùng Cục An ninh kinh tế A04, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) kiểm tra giải pháp eKYC từ các tổ chức.

Ngoài ra, NHNN cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm về hoạt động thanh toán, cũng như ngăn ngừa việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các giao dịch bất hợp pháp. Hệ thống thông tin cũng được cập nhật, cảnh báo kịp thời những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán để có biện pháp phòng, chống hiệu quả.

Sẽ thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường an toàn hệ thống thanh toán
Sẽ thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường an toàn hệ thống thanh toán. Ảnh: T.L
Sẽ có các quy định mới về Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia Đảm bảo an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong khóa sổ, quyết toán cuối năm 2023

Cơ quan quản lý cũng đang có kế hoạch triển khai phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán” (Hệ thống SIMO), nhằm từng bước phát triển kho dữ liệu tập trung thông tin về các tài khoản thanh toán, ví điện tử có dấu hiệu nghi ngờ hoặc liên quan đến giao dịch gian lận, bất hợp pháp.

Về các văn bản pháp lý, trong đầu năm 2024, NHNN sẽ hoàn thiện và ban hành các thông tư thay thế cho Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, Thông tư 20/2022/TT-NHNN, Thông tư 46/2014/TT-NHNN. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến hoạt động của các tổ chức trung gian thanh toán.

Năm 2023, tổng số lượng giao dịch thanh toán điện tử đạt xấp xỉ 4,09 tỷ giao dịch với giá trị giao dịch đạt khoảng 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 47,15% về số lượng và 41,78% về giá trị so với năm 2022. Bình quân 1 ví điện tử đang hoạt động phát sinh khoảng 10 giao dịch/tháng, cùng giao dịch là xấp xỉ 4,8 triệu đồng/tháng./.