Bộ Công thương có đầy đủ công cụ để quản lý toàn diện mặt hàng xăng dầu Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Công thương thống nhất đầu mối quản lý xăng dầu Bộ trưởng Bộ Công thương: Hệ thống kinh doanh xăng dầu bị rối vì nhiều tầng nấc Điều hành xăng dầu: Biện pháp, công cụ đều trong tay Bộ Công thương

Trước đó, ngày 2/11/2022, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng tình hình thông tin, báo chí, dư luận xã hội liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có nội dung về điều chỉnh giá xăng dầu và việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công thương.

Theo báo cáo, sau 3 lần điều chỉnh, giá xăng và các mặt hàng dầu trong nước đồng loạt đi lên trong kỳ điều hành ngày 1/11; giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 22.750 đồng. Tuy nhiên, đến tối 1/11, nhiều cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội vẫn "hết hàng" hoặc bán "nhỏ giọt".

Về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu, Báo cáo cho biết, Bộ Công thương đã có văn bản gửi đến 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu để phân giao sản lượng nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu thị trường cuối năm. Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dù kêu lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm nay nhưng vẫn được Bộ Công thương phân giao sản lượng nhập khẩu nhiều nhất với hơn 2,1 triệu m3/tấn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ. Ảnh: TL.

Xem xét báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.

Thời gian vừa qua, những “câu chuyện” lùm xùm về xăng dầu chưa chấm dứt khi Bộ Công thương được giao chịu trách nhiệm về quản lý giá đối với mặt hàng xăng dầu đã chưa phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm của chính Bộ Công thương cũng như của các bộ, ngành đến đâu.

Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định 1 năm điều chỉnh 2 lần, nhưng vừa qua trong điều kiện diễn biến chi phí tăng bất thường, Bộ Tài chính đã điều chỉnh thêm 1 lần vào ngày 8/11 vừa qua (từ đầu năm đến nay đã điều chỉnh 3 lần).

Nhiều ý kiến chuyên gia và đại biểu Quốc hội cho rằng, không phải bàn cãi thì đã rõ trách nhiệm của Bộ Công thương trong công tác quản lý nhà nước về điều hành giá xăng dầu và hiện nay, “tắc nghẽn” chính là ở khâu quản lý.

Nguyên nhân thị trường "khát" xăng dầu có nhiều, như: tìm nguồn xăng dầu rẻ; giải quyết các bất cập trong lưu thông phân phối, việc duy trì quá nhiều tầng nấc cũng gây nên sự bất hợp lý; tâm lý e ngại nhập khẩu, sản lượng nhập khẩu và tồn kho giảm tại các thương nhân đầu mối đã gây tình trạng thiếu hàng tại một số đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu; chiết khấu thấp khiến người bán lẻ lỗ nặng; tình hình khan hiếm, khó khăn về nguồn hàng; thời gian điều hành giá xăng dầu; thậm chí là cơ chế tính phí xăng dầu nếu thấy bất cập cũng có thể sửa đổi…

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ
Có nhiều nguyên nhân khiến thị trường "khát" xăng dầu. Ảnh TL

Vừa qua, có thông tin cho rằng doanh nghiệp vẫn có ý kiến về mức điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, cơ quan quản lý tính toán còn thấp so với thực tế. Tuy nhiên, theo quy định, Bộ Tài chính muốn điều chỉnh, phải dựa trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và của Bộ Công thương.

Cụ thể, Bộ Tài chính tính toán dựa trên số liệu báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối (những báo cáo này cũng được đồng gửi về Bộ Công thương). Cách tính được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu nhập khẩu và thông báo để Bộ Công thương áp dụng trong công thức giá cơ sở.

Trong khi đó, trả lời báo chí mới đây, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã khẳng định các bộ, ngành đã vào cuộc xử lý hầu hết các kiến nghị của doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu theo đúng chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm được quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong trường hợp Bộ Công thương và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thấy chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam tăng cao có thể kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh. Trên cơ sở số liệu thực tế, hợp lý, hợp lệ thì sẽ điều chỉnh phù hợp, đảm bảo hài hóa lợi ích Nhà nước - người dân - doanh nghiệp.

Minh chứng là chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định 1 năm điều chỉnh 2 lần, nhưng vừa qua trong điều kiện diễn biến chi phí tăng bất thường, Bộ Tài chính đã điều chỉnh thêm 1 lần vào ngày 8/11 vừa qua (từ đầu năm đến nay đã điều chỉnh 3 lần).

Việc Thủ tướng Chính phủ chính thức yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, một lần nữa cho thấy, thay vì đổ lỗi thì bộ quản lý giá đối với mặt hàng quan trọng, thiết yếu này là Bộ Công thương cần phải giải quyết triệt để từ gốc rễ vấn đề, sớm chấm dứt tình trạng này./.

Thị trường "khát" xăng dầu do đâu?

Nguyên nhân thị trường "khát" xăng dầu có nhiều, như: tìm nguồn xăng dầu rẻ; giải quyết các bất cập trong lưu thông phân phối, việc duy trì quá nhiều tầng nấc cũng gây nên sự bất hợp lý; tâm lý e ngại nhập khẩu, sản lượng nhập khẩu và tồn kho giảm tại các thương nhân đầu mối đã gây tình trạng thiếu hàng tại một số đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu; chiết khấu thấp khiến người bán lẻ lỗ nặng; tình hình khan hiếm, khó khăn về nguồn hàng; thời gian điều hành giá xăng dầu; thậm chí là cơ chế tính phí xăng dầu nếu thấy bất cập cũng có thể sửa đổi…