Giá vàng thế giới mất mốc 2.600 USD/Ounce, trong nước về sát 80 triệu đồng/lượng Giá vàng hôm nay (13/11): Tiếp tục “rơi”, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng thế giới "rơi" phiên thứ tư liên tiếp
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với chuyên gia vàng Trần Duy Phương, phân tích những yếu tố đang tác động tới giá vàng.

* PV: Thưa ông, chỉ trong những ngày gần đây giá vàng thế giới và trong nước đã liên tục “lao dốc”, ông có thể nhận định nguyên nhân vì sao?

Ông Trần Duy Phương: Giá vàng thế giới liên tục suy giảm trong vòng một tuần gần đây, khoảng 200 USD/ounce. Tính từ mốc hơn 2.780 USD/ounce vào tuần trước, đến hiện tại là 2.576,05 USD/ounce.

Nguyên nhân trực tiếp khiến giá vàng thế giới hạ chính là đồng USD tăng giá, tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ dưới thời kỳ chính quyền của ông Donald Trump nhiệm kỳ 2, đồng thời tâm lý thị trường thay đổi sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11.

Người Việt hay chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý đám đông nên khi giá vàng tăng mạnh người dân đổ xô xếp hàng mua vàng, khi giá xuống sâu lại chen chân xếp hàng để bán, do đó hay rơi vào tình trạng mua “đỉnh” bán “đáy”
Vì sao giá vàng liên tục “lao dốc”, nhà đầu tư nên làm gì?
Ông Trần Duy Phương

Có nhiều nguyên nhân khiến nhà đầu tư bán vàng trong thời điểm hiện tại. Trong đó có một phần do việc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Trước đây, vàng thường tăng vào những năm có bầu cử Tổng thống Mỹ. Khi bầu cử đã có kết quả, vàng sẽ suy giảm trở lại. Giới đầu tư cho rằng khi ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng, tình hình căng thẳng ở Trung Đông sẽ lắng dịu trở lại, góp phần làm giá vàng bớt đi tính phòng thủ rủi ro.

Tôi cho rằng giá vàng thế giới còn khả năng suy giảm thêm 70-80 USD nữa, về khoảng 2.550 USD/ounce, thì mới kết thúc việc điều chỉnh này. Đến năm 2025, nhiều khả năng vàng sẽ tiếp tục tỏa sáng. Giá vàng có thể tăng trở lại lên mốc 2.800 USD, 2.900 USD/ounce trong năm nay, nhưng để chạm tới mốc 3.000 USD/ounce là rất khó.

* PV: Khi giá vàng tăng mạnh người dân đổ xô xếp hàng mua vàng, khi giá xuống sâu lại chen chân xếp hàng để bán. Vậy khi trong bối cảnh hiện tại nhà đầu tư nên làm gì?

Ông Trần Duy Phương: Người Việt hay chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý đám đông nên khi giá vàng tăng mạnh người dân đổ xô xếp hàng mua vàng, khi giá xuống sâu lại chen chân xếp hàng để bán do đó hay rơi vào tình trạng mua “đỉnh” bán “đáy”.

Chắc chắn giá vàng trong nước không thể nằm ngoài tác động từ lực giảm của giá vàng thế giới. Cụ thể, giá vàng trong nước có đợt suy giảm khá sâu, trong ít ngày nhưng 2 thương hiệu là vàng miếng SJC và vàng nhẫn 9999 của các doanh nghiệp mất đi 7-10 triệu đồng/lượng (bán ra - mua vào).

Vì sao giá vàng liên tục “lao dốc”, nhà đầu tư nên làm gì?
Giá vàng thế giới và trong nước liên tục "lao đốc". Ảnh: T.L

Trong thời điểm giá vàng trong nước đang suy giảm khá mạnh, quy đổi giá vàng trong nước và thế giới đang ngang bằng nhau. Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư muốn mua tích trữ hay đầu tư cũng khá tốt. Chúng ta cũng nên chia tiền và mua dần chứ không nên đổ xô mua hết một lần.

Với người muốn bán vàng thì cũng nên cân nhắc. Trong những ngày gần đây, tôi thấy rằng người dân đến bán vàng rất nhiều. Người mua không dám đầu tư trong thời điểm này vì dự đoán giá vàng sẽ còn giảm. Tôi cho rằng nhà đầu tư nên cân nhắc. Nếu chúng ta cần tiền và trước đây mua được ở giá khoảng 60 - 70 triệu đồng/lượng thì có thể bán chốt lời; còn nếu chưa cần thiết lắm thì nên chờ thời điểm thích hợp khi giá vàng hồi phục trở lại.

* PV: Để ổn định thị trường vàng, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã sử dụng nhiều biện pháp mạnh để giảm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của những giải pháp này và ông có đề xuất kiến nghị gì để việc quản lý thị trường vàng trở nên hiệu quả hơn?

Ông Trần Duy Phương: Tôi cho rằng thời gian qua, NHNN đã thành công trong việc quản lý thị trường vàng, nhất là vàng miếng SJC. Nếu không có NHNN can thiệp kịp thời từ tháng 4/2024 thì có thể vàng miếng SJC đã lên đến 120 triệu đồng/lượng. Sau khi có sự can thiệp của NHNN theo yêu cầu của Chính phủ, rõ ràng mức chênh lệch không còn cao như giai đoạn lập đỉnh từ 18-20 triệu đồng/lượng giữa giá vàng Việt Nam và thế giới, bây giờ chỉ chênh lệch khoảng 3-5 triệu, mức này hợp lý và tôi thấy phù hợp.

Mong muốn của các doanh nghiệp vàng hiện nay là NHNN chỉ mới bình ổn vàng miếng SJC, còn một loại rất phổ biến là vàng nguyên liệu để các tiệm vàng sản xuất nữ trang, vàng nhẫn… thì NHNN lại chưa có cơ chế chính sách rõ ràng.

Doanh nghiệp vàng chỉ có thể tìm vàng nguyên liệu từ những khách hàng mua đi bán lại. Do đó, rất mong NHNN xây dựng lộ trình để doanh nghiệp vàng có thể mua được vàng nguyên liệu từ NHNN hoặc từ doanh nghiệp được chỉ định, để có thể tự tin sản xuất nữ trang, trang sức… đáp ứng nhu cầu trong nước./.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Tại thời điểm 06:19:48 ngày 14/11/2024 (theo Kitco), giá vàng giao ngay dừng tại mốc 2.576,05 USD/Ounce, 35,2 USD/Ounce, tương đương với mốc giảm 1,35% trong 24 giờ qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương khoảng 78,204 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Quy đổi theo tỷ giá USD, trên thị trường tự do (25.538 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 79,3 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí).