Quyết liệt ngăn chặn sự xâm nhập của ma túy tổng hợp vào nội địa Hà Nội: Phát hiện và xử lý hàng chục vụ vi phạm pháp luật về hải quan Ngành Hải quan: Liên kết các hệ thống điện tử nâng cao mức độ tự động hóa
Bắt tay đánh giá kết quả của việc thực thi Luật Hải quan năm 2014
Ảnh minh họa.

Luật Hải quan năm 2014 được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.

Luật Hải quan năm 2014 thay thế Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005.

Theo đánh giá của Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), Luật Hải quan năm 2014 có ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam, tạo nền tảng pháp luật để tiếp tục hiện Chiến lược phát triển hải quan, Chiến lược phát triển tài chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu, rộng trong giai đoạn mới.

Luật Hải quan là văn bản pháp lý quan trọng, bao quát toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan, là cơ sở để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan.

Để đánh giá lại tổng thể hiệu quả của việc áp dụng luật này, được sự đồng ý của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Vụ Pháp chế đã thảo luận với các đơn vị chức năng khối cơ quan tổng cục để thống nhất Kế hoạch triển khai và dự thảo đề cương báo cáo tổng kết thi hành Luật Hải quan năm 2014.

Theo dự thảo do Vụ Pháp chế xây dựng, Đề cương báo cáo tổng kết thi hành Luật Hải quan năm 2014 gồm: đánh giá kết quả chung; đánh giá kết quả cụ thể.

Trong đó, đánh giá kết quả cụ thể sẽ có rất nhiều nội dung như: xây dựng hệ thống văn bản thi hành Luật; đánh giá quy định của Luật Hải quan với các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hải quan mà Việt Nam là thành viên; thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; kiểm tra sau thông quan; chống buôn lậu; quản lý rủi ro…/.