Người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cẩn trọng khi nhiễm cúm |
![]() |
Cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Ảnh: Văn Nam. |
Cục Y tế dự phòng cho biết, trên thế giới, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI), nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) đã tăng lên từ cuối năm 2024 ở nhiều quốc gia, nhất là tại khu vực Bắc Bán cầu, phù hợp với xu hướng điển hình cho thời điểm cuối năm.
Kết quả giám sát cúm trên thế giới ghi bệnh các tác nhân cúm chủ yếu ở các khu vực: châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1) pdm09).
Theo các chuyên gia, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.
Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, thời điểm hiện nay đang là trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân, là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc các bệnh như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...
Chuyên gia y tế cảnh báo, virus cúm có thể gây suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, tổn thương phổi lan tỏa, và thậm chí tử vong, đồng thời khuyến cáo người dân không nên chủ quan với bệnh cúm. Đặc biệt, trẻ em là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất bởi cúm, và khi nhiễm bệnh, thời gian phục hồi của trẻ thường kéo dài hơn so với người lớn... |