fed usd

Ảnh minh họa

USD tăng giá sẽ kiềm chế xuất khẩu của Mỹ

Đồng Đôla Mỹ lên giá không ngừng làm tăng thu nhập ngoại tệ cho nền kinh tế số 1 thế giới này, tuy nhiên điều này cũng sẽ khiến chi phí xuất khẩu cao lên và làm xấu đi cán cân thương mại của Mỹ.

Đối với các quan chức của Fed, tình hình này sẽ đặt ra một câu hỏi hóc búa về vấn đề chính sách. Giá đồng USD cao hơn sẽ có tác động đến tăng trưởng và lạm phát của Mỹ, tuy nhiên Fed sẽ phải dự tính xem xét lại những tín hiệu về triển vọng lãi suất, tăng cường các cuộc tranh luận giữa các nhà quyết sách để xem liệu tháng Sáu tới có phải là thời điểm thích hợp để thực hiện chính sách tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua.

Ted Truman, một cựu quan chức của Fed và hiện giờ là thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tại Washington cho rằng, diễn biến giá của đồng USD sẽ được một số nhà hoạch định chính sách của Fed - những người kêu gọi cần thận trọng về lãi suất, viện dẫn như một bằng chứng vào tuần tới.

"Sự biến động của đồng USD cùng với diễn biến bất định của giá dầu sẽ gây khó khăn cho việc phân tích dữ liệu giá cả. Khi sự không chắc chắn ở mức cao và đặt các nhận định ngang bằng, ý kiến bên trì hoãn một chút sẽ chiếm lợi thế hơn”, Ted Truman nêu quan điểm.

Vào tháng Giêng vừa qua, Ủy ban thị trường mở Liên bang Mỹ cũng đã cảnh báo về việc đồng USD tăng giá sẽ kiềm chế xuất khẩu. Tác động của sự lên giá đồng USD sẽ là khác nhau đối với từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào địa điểm, hoạt động của doanh nghiệp trên quốc tế, cách thức cung ứng chuỗi sản phẩm, và những gì thuộc về việc bảo đảm tiền tệ.

Martin Regalia, nhà nghiên cứu kinh tế tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ nói rằng, có thể là “một lời chúc trên một mặt và một lời nguyền ở mặt khác".

Ông Chard Moutray, nhà kinh tế tại Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia cho biết rất nhiều thành viên trong hiệp hội bày tỏ mối quan ngại về việc đồng USD tăng giá. Khoảng hai phần ba các công ty có doanh số bán hàng đáng kể ở nước ngoài cho biết họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự tăng giá của đồng Đôla.

Theo một cuộc khảo sát của đại học Duke hôm thứ Tư, trong thời gian qua hơn một nghìn giám đốc tài chính đã bị sa thải.

Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ phải đối mặt với nhiều khó khăn do hoạt động kinh doanh bán hàng tại nước ngoài. Ông Matt Blunt, Chủ tịch Hội đồng Chính sách ô tô Mỹ - đại diện cho công ty ô tô Ford, General Motors và Chrysler cho biết: Những công ty này có thể giảm thiểu các tác động của việc tăng giá đồng USD vì họ có chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng tới sản xuất của ngành công nghiệp xuất khẩu các bộ phận và xe trị giá 140 tỷ USD hàng năm này.

“Cơn gió ngược” khó cản được tiến độ tăng lãi suất

Các nhà phân tích cho rằng tác động của việc tăng giá đồng Đôla chưa được phản ánh đầy đủ qua các con số chính thức, nhưng những số liệu thương mại ít hơn một điểm so với mức tăng trưởng GDP trong quý IV năm ngoái đã chỉ ra một phần.

Các nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng của đồng USD tăng giá chưa được phản ánh đầy đủ qua những con số chính thức nhưng con số về GDP sụt giảm (2,6%) và cán cân thương mại trong quý IV năm ngoái đã chỉ ra một phần. Chỉ số GDP của chính phủ phản ánh tất cả hàng hóa sản xuất trên lãnh thổ Mỹ trong vòng ba tháng cuối năm, không kể đến hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu được người Mỹ mua.

Mục đích là để đo lường nhu cầu của người Mỹ đối với hàng hóa và dịch vụ được đáp ứng bao nhiêu bởi các nhà sản xuất trong nước. Nhập khẩu tăng mạnh trọng quý IV trong khi xuất khẩu chỉ tăng nhẹ khiến cán cân thương mại bị thâm hụt, tác động lên tổng GDP khiến cho chỉ số này sụt giảm.

Jason Furman - Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của chính phủ Mỹ nói trong một hồi nghị tuần này rằng, cùng với yếu tố suy thoái toàn cầu có thể bị đẩy lên do việc giảm giá dầu, cầu từ bên ngoài giảm thấp, đồng USD có khả năng hoạt động như “cơn gió ngược” đối với xuất khẩu Mỹ.

Tuy nhiên, không chắc chắn rằng liệu việc tăng giá mạnh của đồng USD có ảnh hưởng tới các quyết định của Fed hay không.

Khoảng 87% nền kinh tế Mỹ quyết định bởi kinh tế trong nước, những yếu tố như tốc độ tăng trưởng việc làm khởi sắc sẽ quan trọng hơn nhiều trong việc quyết định triển vọng lãi suất.

Hơn thế nữa, việc tăng giá đồng USD một phần là do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ nới lỏng tại các khu vực bao gồm khu vực đồng tiền chung Châu Âu, nơi mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu vừa bắt tay vào chính sách nới lỏng định lượng (QE). Nếu điều này thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở các khu vực này, nó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế Mỹ.

Một điều quan trọng khác cũng tác động đến chính sách của Fed thời gian tới, đó là quyền lợi của người dân Mỹ. Giới phân tích cho rằng, việc Fed tăng lãi suất sẽ được hàng triệu người dân Mỹ hưởng ứng bởi những khoản tiết kiệm mà họ đã và đang gửi ở ngân hàng trong những năm vừa qua hầu như không mang lại ích lợi gì.

Lãi suất trung bình trên tài khoản tiết kiệm chỉ ở mức 0,44% và con số này chỉ có thể cải thiện một khi Fed tăng lãi suất. Hơn nữa, con số thống kê được công bố đầu tháng 3 cho thấy tăng trưởng kinh tế và việc làm đang rất khả quan.

Tăng trưởng GDP thực được dự đoán sẽ ở mức 3% và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống dưới 5% vào cuối năm hoặc năm sau. Điều này đồng nghĩa với việc Fed ngày càng tiến gần hơn tới khả năng nâng lãi suất ngắn hạn.

Theo ông John Williams - Chủ tịch Cục dự trữ bang San Francisco, động thái tăng lãi suất của Fed sẽ chủ yếu nhắm tới mục tiêu giảm mức kích cầu mà Fed đang bơm ra cho nền kinh tế, chứ không phải để chuyển hướng chính sách kìm hãm tăng trưởng.

Còn ông Moutray - Hiệp hội sản xuất Mỹ cho rằng, đồng USD mạnh do kinh tế Mỹ đang làm tốt hơn so với trước đây, và rằng “Fed đang đóng góp vào sức mạnh đó”. Ông nói rằng ông vẫn hy vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào mùa hè này. “Tôi không thấy họ đi chệch hướng đó trừ khi kinh tế có sự thay đổi đáng kể giữa hiện tại và tương lai”./.

Minh Hằng - Khánh Duyên