Vận tải thủy nội địa có tốc độ tăng trưởng bình quân cao

Theo Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ), Bộ Giao thông vận tải (GTVT), quy hoạch kết cấu hạ tầng ĐTNĐ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, chính sách ưu đãi phát triển vận tải ĐTNĐ sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng ĐTNĐ đến năm 2030 khoảng 715 triệu tấn, tăng trưởng bình quân 8,65%/năm. Như vậy, vận tải thủy nội địa sẽ là ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân cao trong giai đoạn sắp tới.

Nâng tĩnh không cầu Đuống góp phần kết nối thuận lợi từ cảng Hải Phòng về Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ảnh: PHAN DUY
Nâng tĩnh không cầu Đuống góp phần kết nối thuận lợi từ cảng Hải Phòng về Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ảnh: Phan Duy

Tuy nhiên, để các cơ hội này được hiện thực hóa, thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực cảng thủy, cần tháo gỡ được các vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là tăng vốn đầu tư công vào hạ tầng luồng tuyến, tạo thuận lợi cho vận tải. Chính sách ưu đãi đầu tư cần được quy định rõ ràng để các chủ đầu tư cảng, bến, nhà đầu tư tiếp cận.

Theo thống kê của Cục ĐTNĐ, tính đến tháng 6/2022, toàn quốc có 308 cảng, trong đó: 200 cảng hàng hóa, 11 cảng hành khách, 97 cảng chuyên dùng. Trong đó, tuyến thủy nội địa quốc gia có 271 cảng, tuyến thủy nội địa địa phương 37 cảng. Cùng với đó có 5.082 bến có phép hoạt động, trong đó tuyến thủy nội địa quốc gia 3.015 bến, tuyến thủy nội địa địa phương 2.067 bến.

Trước đó, vào tháng 2/2023, ICD (cảng cạn nội địa) Tân Cảng Quế Võ, Bắc Ninh đã tiếp nhận lô container hàng cảng đích đầu tiên của hãng tàu ONE. Đây là một trong những tín hiệu tích cực trước khi doanh nghiệp cảng này khai trương chính thức cảng cạn trong cụm cảng thủy, vào tháng 3/2023.

Được biết, cảng Tân Cảng Quế Võ thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2020, với tổng diện tích gần 10 ha, gồm 3 cầu tàu có thể đón cùng lúc 3 sà lan trọng tải 160 Teus, công suất ước đạt 6 triệu tấn/năm. Cảng được định hướng phát triển trở thành trung tâm logistics, là cảng đích, điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực Bắc Ninh và các tỉnh lân cận.

Với công suất cảng khoảng 700.000 Teus/năm, thực tế khai thác hiện mới đạt khoảng 30%. Dự kiến, sản lượng container thông qua trong 5 năm tới tăng trưởng cao. Đến năm 2027, con số này sẽ lên đến khoảng 700.000 Teus (năm 2022 đạt khoảng 52.000 Teus).

Để đạt được công suất này, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp cần các chính sách, cơ chế tạo thuận lợi của Nhà nước, tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng luồng tuyến, cầu bến.

Tăng đầu tư “gỡ” điểm nghẽn hạ tầng luồng tuyến

Theo Cục ĐTNĐ, xung quanh tỉnh Bắc Ninh hiện có 56 khu công nghiệp. Lượng hàng hóa khu vực này chiếm khoảng 65% - 68% lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng, khoảng 4 triệu Teus/năm.

Nhu cầu vận chuyển tăng cao dự báo sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống đường bộ hiện tại. Trong khi tỉnh Bắc Ninh có kết nối ĐTNĐ thuận lợi đến các cảng biển Hải Phòng thông qua các tuyến sông Đuống, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Cấm.

Hiện sà lan có trọng tải 128 Teus có thể hoạt động thông suốt với chiều dài toàn tuyến khoảng 120 km từ cảng biển Hải Phòng về đến ICD Tân Cảng Quế Võ thông qua các tuyến sông Cấm - sông Kinh Thầy - sông Thái Bình - sông Đuống - ICD Tân Cảng Quế Võ.

Mặt khác, tỷ lệ đảm nhận của vận tải container bằng ĐTNĐ đi, đến cảng biển Hải Phòng chưa đến 2% tổng lượng container thông qua cảng biển Hải Phòng. Trong khi sử dụng container trong vận tải đang phát triển do mang lại hiệu quả cao, kết nối đa phương thức tàu biển, ô tô, tàu hỏa và phương tiện thủy nội địa.

Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng Cục Đường thủy nội địa đến năm 2030 khoảng 715 triệu tấn

Theo thống kê của Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ), tính đến tháng 6/2022, toàn quốc có 308 cảng, trong đó: 200 cảng hàng hóa, 11 cảng hành khách, 97 cảng chuyên dùng. Trong đó, tuyến thủy nội địa quốc gia có 271 cảng, tuyến thủy nội địa địa phương 37 cảng. Cùng với đó có 5.082 bến có phép hoạt động, trong đó tuyến thủy nội địa quốc gia 3.015 bến, tuyến thủy nội địa địa phương 2.067 bến.

Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng ĐTNĐ đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 715 triệu tấn, tăng trưởng bình quân 8,65%/năm.

Dự báo sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực Bắc Ninh - Bắc Giang - Thái Nguyên chiếm tới 40% tổng sản lượng hàng xuất nhập khẩu khu vực phía Bắc. Đây là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành logistics phát triển. Trong đó tuyến vận tải từ cảng biển Hải Phòng về Bắc Ninh và các tỉnh lân cận là tuyến huyết mạch.

Để hình thành tuyến này, sẽ cần cải tạo, nâng cấp hệ thống luồng tuyến đường thủy với đầy đủ báo hiệu, thiết bị phụ trợ đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến sông kết nối từ ICD Tân Cảng Quế Võ đến cảng biển Hải Phòng.

Cùng với đó, hình thành đội tàu là những phương tiện vận chuyển container bằng đường thủy với trọng tải đến 128 Teus. Các ICD, cảng, bến thủy nội địa, kho bãi hiện đại, có khả năng tiếp nhận sà lan chở container, là đầu mối giao thông kết hợp phương thức thủy - bộ; đồng thời là điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Từ đây, cơ quan này chủ trương dùng ngân sách nhà nước để đầu tư hạ tầng luồng tuyến, hệ thống báo hiệu ĐTNĐ, đảm bảo sà lan trọng tải lớn có thể hoạt động thông suốt với chiều dài toàn tuyến.

Bộ GTVT đang triển khai thực hiện đầu tư dự án xây mới, nâng tĩnh không cầu Đuống. Dự kiến sau khi cầu Đuống hoàn thành, sẽ nâng chiều dài toàn tuyến là 220km, kết nối thuận lợi từ cảng Hải Phòng về Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ./.