Những bài học từ chuỗi phá sản ngân hàng

Sự kiện Fisrt Republic Bank phá sản tuy là một vấn đề của thị trường tài chính quốc tế, nhưng vẫn là mối quan tâm đặc biệt đối với các nhà đầu tư và kinh doanh trong nước. Cho dù Chính phủ Mỹ đã có những giải pháp xử lý ổn thỏa để hạn chế những hiệu ứng dây chuyền, nhưng câu chuyện trong quản trị ngân hàng nói chung và quản trị tài chính trong kinh doanh cũng vẫn để lại những bài học có giá trị.

Diễn biến chứng khoán, lãi suất, tỷ giá, giá vàng tuần từ 20/3-24/3/2023 Lãi suất liên ngân hàng biến động ngược, tỷ giá ổn định

Fisrt Republic Bank có tính chất khá giống với Silicon Valley Bank, trong đó có đặc thù là phục vụ khá nhiều cộng đồng khởi nghiệp công nghệ. Ngân hàng tập trung phục vụ người Mỹ sống ven biển, thu hút khách hàng bằng các khoản thế chấp lãi suất thấp để đổi lấy việc gửi tiền mặt cho ngân hàng.

Nhiều biến động từ thị trường tài chính quốc tế
Khủng hoảng ngân hàng không đủ để FED chùn tay trong việc tăng lãi suất. Ảnh: T.L

Ông Peter Verhoeven - chuyên gia tài chính quốc tế, Chủ tịch Prometheus Asia SDN BHD cho biết, một trong những bài học có thể kể đến là vấn đề quản lý bảng cân đối kế toán, trong đó có sự cân đối tính phù hợp giữa 2 loại tài sản là “tài sản giữ đến ngày đáo hạn” và “tài sản sẵn sàng để bán”. Ngoài ra, bài học nữa đáng chú ý là việc một số ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi không được bảo hiểm khá lớn, trong khi các ngân hàng cũng tập trung nhiều vào các lĩnh vực rủi ro cao.

FED tiếp tục kiên định lộ trình tăng lãi suất

Bất chấp các biến cố xảy ra đối với hệ thống ngân hàng thời gian qua, FED vẫn tiếp tục thực thi chính sách cứng rắn của họ trong lộ trình thắt chặt tiền tệ nhằm kiếm soát lạm phát.

Chính sách của FED có thể bớt thắt chặt, nhưng cũng chưa đến giai đoạn nới lỏng

Một trong những lý do khiến giá vàng tăng là kỳ vọng vào sự thay đổi chính sách của FED từ thắt chặt sang giai đoạn dần nới lỏng. Tuy nhiên theo phát ngôn Chủ tịch FED thì cơ quan này cũng chưa sẵn sàng xoay trục để nới lỏng lãi suất bất cứ lúc nào trong năm nay.

Theo đánh giá của TS. Châu Đình Linh - Giảng viên Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, 2 lần tăng lãi suất gần đây nhất của FED đưa lãi suất đi đến tiệm cận mức lãi suất cao cuối 2006 – 2007 và giai đoạn sau đó (năm 2008) là thời kỳ lãi suất chuyển sang xu hướng giảm trước diễn biến nền kinh tế Mỹ đối diện cuộc khủng hoảng. Đối với nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, những lần tăng lãi suất của FED gần đây cho thấy các hành động của FED càng ngày càng ít ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ trong nước. Một trong những lý do là động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang có xu hướng nới lỏng để ưu tiên mục tiêu kích thích tăng trưởng, ngược với hành động thời gian qua của FED là thắt chặt tiền tệ để ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Nhiều biến động từ thị trường tài chính quốc tế
Thặng dư thương mại vẫn là yếu tố tích cực hỗ trợ tỷ giá. Ảnh: T.L

Tỷ giá vẫn giữ ổn định do nguồn cung ngoại tệ tốt

Tỷ giá trong những ngày qua vẫn giữ nhịp ổn định, có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn từ đầu tháng 5 đến nay. Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.639 đồng/USD, sau đó giảm trong ngày đầu tiên đi làm sau đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5 xuống 23.635 đồng/USD và tiếp tục giảm trong ngày thứ sáu cuối tuần xuống 23.632 đồng/USD.

Giá vàng trong nước chỉ biến động nhẹ

Khác những diễn biến bùng nổ của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước những ngày qua chỉ biến động nhẹ, không có sự tăng giảm quá đột biến.

Tính đến chiều ngày 5/5, giá vàng miếng SJC 9999 niêm yết ở mức 66,55 triệu đồng/lượng mua vào và 67,15 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng nhẫn SJC 9999 là 56,4 triệu đồng/lượng mua vào và 57,45 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại các ngân hàng thương mại, Vietcombank cũng công bố tỷ giá giảm trong tuần, từ mức 23.260/23.290/23.630 đồng/USD (mua tiền mặt/mua chuyển khoản/bán ra) hôm 3/5 xuống 23.250/23.280/23.620 đồng/USD hôm 4/5 và giữ ổn định mức này trong phiên cuối tuần.

Nguồn cung ngoại tệ dồi dào vẫn là các thông tin hỗ trợ giúp giữ ổn định tỷ giá. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 6,35 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,35 tỷ USD).

Giá vàng tăng dù FED tăng lãi suất

Giá vàng đã có diễn biến tăng vọt sau khi FED thực hiện tăng lãi suất và diễn biến này có phần trái ngược so với quy luật thông thường (vàng và lãi suất thường diễn biến ngược nhau). Tuy nhiên, động thái này của vàng có phần lý giải một phần do tâm lý lo ngại từ cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến dòng tiền đầu tư hướng vào các tài sản có tính phòng thủ như vàng. Ngoài ra, thông điệp của FED trong lần tăng lãi suất lần này cũng không còn khẳng định về lộ trình sẽ tiếp tục tăng lãi suất mà sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế và điều kiện tài chính. Điều này ít nhiều đưa ra một vài tín hiệu dự báo chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Mỹ có thể sắp kết thúc.

Về diễn biến cụ thể của giá vàng thế giới, trong phiên giao dịch tối 4/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đã đẩy lên mức cao kỷ lục trên 2.080 USD/ ounce, sau đó đến trưa ngày 5/5 theo giờ Việt Nam giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức giá vẫn cao với 2.048,8 USD/ ounce.

Tại thị trường trong nước, giá vàng trong các ngày 4 và 5/5 có biến động nhưng ở mức nhẹ, không có sự tăng đột biến như trên thị trường quốc tế./.