Quảng Ninh: Tổ chức hội nghị tập huấn về quản lý, sử dụng tài sản công Khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 tại Quảng Ninh

Cụ thể, trong 10 tháng năm 2024, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh ước đạt 15.200 tỷ đồng, thu nội địa ước thực hiện 28.531 tỷ đồng.

Về phát triển kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Tháng 10, phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,36% so với cùng kỳ năm 2023, luỹ kế 10 tháng tăng 26,01%.

Về lĩnh vực dịch vụ - du lịch phục hồi và tăng trưởng ổn định, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh trong 10 tháng đạt 16,7 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 3 triệu lượt, tổng doanh thu từ du lịch đạt 86% kịch bản tăng trưởng của cả năm.

Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều khởi sắc. Ảnh Tiến Dũng
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh ước đạt 15.200 tỷ đồng trong 10 tháng năm 2024. Ảnh: Tiến Dũng.

Cũng trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện rà soát điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để điều chuyển vốn từ những dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân hết nguồn vốn năm 2024 để tăng tỷ lệ giải ngân vốn, không để lãng phí nguồn lực đầu tư công.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, bức tranh tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh chưa được như mong muốn, hậu quả bão số 3 để lại đã khiến hầu hết các lĩnh vực bị ảnh hưởng, tăng trưởng kinh tế giảm so với mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã điều chỉnh kịch bản tăng trưởng, tập trung cho các mũi nhọn kinh tế tiêu biểu, cụ thể hóa các chỉ đạo để vận hành hiệu quả các giải pháp phục hồi kinh tế trên cơ sở bám sát bối cảnh thực tế tại tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị các sở, ngành, địa phương nắm bắt khó khăn, tập trung tháo gỡ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm 2024, quyết tâm đảm bảo tăng trưởng 2 con số. Đồng thời, các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão, hoàn thành xây, sửa nhà cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong tháng 11; đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án khôi phục, tái thiết nền kinh tế sau bão; đề án nuôi biển; đề án trồng rừng.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nắm bắt khó khăn của các doanh nghiệp ngành than; đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên cấp điện cho các khu công nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt các đơn vị phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng tối đa công suất và năng lực sản xuất; hỗ trợ các doanh nghiệp sớm hoàn thành đầu tư dự án, bổ sung các sản phẩm mới theo đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục hoàn thiện đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới, trọng tâm là các sản phẩm đẳng cấp cao, gắn với Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Tăng cường công tác quản lý thương mại dịp cuối năm, đảm bảo các giải pháp cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đã yêu cầu tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước năm 2024, đồng thời, rà soát các nguồn thu, khoản thu còn dư địa, phấn đấu tăng thu từ thuế, phí nội địa, thu xuất nhập khẩu ở mức cao nhất để bù đắp nguồn thu bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và tích cực thu hồi các khoản nợ đọng thuế.