Trong đó, dư nợ tín dụng chính sách theo các chương trình được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 259.589 tỷ đồng, tăng 16.903 tỷ đồng (tương đương 7%) so với cuối năm 2022.

Tín dụng chính sách đang phục vụ cho hơn 6,6 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khách còn dư nợ.

Tín dụng chính sách nửa đầu năm đạt tăng trưởng 7,4%
Tín dụng chính sách nửa đầu năm đạt tăng trưởng 7,4%. Ảnh: T.L
Tăng trưởng tín dụng gần nửa đầu năm 2023 đạt khoảng 3,36% Phấn đấu tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp cả năm đạt từ 3 - 3,5%

Từ đầu năm 2022 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã giải ngân các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất 2% với số vốn là 139 nghìn tỷ đồng, cho trên 3,3 triệu lượt khách hàng. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng là 1.940 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 310 nghìn lao động, giúp hơn 4 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 25 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập.

Vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã giải ngân hơn 3 nghìn hộ gia đình vay vốn mua máy vi tính và thiết bị học trực tuyến cho học sinh sinh viên; xây dựng hơn 871 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 571 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống; hơn 7 nghìn căn nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách…

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,62% trên tổng dư nợ; trong đó, nợ quá hạn chiếm 0,17%, nợ khoanh chiếm 0,45%.

Về nguồn vốn, tính đến ngày 30/6/2023, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt 318.278 tỷ đồng, tăng 21.261 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2022. Trong đó, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 34.527 tỷ đồng, tăng 3.925 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%./.