Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Australia Tăng cường hợp tác toàn diện, sâu sắc về tài chính giữa Việt Nam và Australia |
Cùng tham dự buổi làm việc có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm; Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính; đại diện một số ngân hàng, doanh nghiệp tại Việt Nam; cùng các thành viên của CER.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trân trọng cảm ơn ông David Parker - Chủ tịch CER đã dành thời gian đón và tiếp Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam trong chuyến làm việc tại Australia.
Theo Bộ trưởng, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả, đặc biệt sau khi 2 nước nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác Chiến lược toàn diện sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Australia vào tháng 3/2024; cùng với đó trao đổi thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển.
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung phát triển kinh tế xanh và kinh tế số, đặc biệt Chính phủ Việt Nam giao cho Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì phát triển thị trường tín chỉ các- bon tại Việt Nam; đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện khí hydro. Bên cạnh đó, tuy Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về thị trường tín chỉ các-bon nhưng đã có quy định về giảm thuế đối với các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. “Chúng tôi biết CER là cơ quan quản lý phát triển năng lượng sạch và thị trường tín chỉ các-bon, nên rất mong muốn được chia sẻ về lĩnh vực này, đặc biệt là các quy định pháp luật để thu hút đầu tư” - Bộ trưởng đề nghị.
Tại buổi làm việc, ông David Parker cảm ơn những chia sẻ của Bộ trưởng và bày tỏ vinh hạnh được đón tiếp Bộ trưởng và Đoàn công tác đến thăm, làm việc. Nhân dịp này, ông David Parker cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới Nhà nước và Nhân dân Việt Nam vì sự mất khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.
Thông tin với Bộ trưởng và Đoàn công tác về phát triển thị trường tín chỉ các-bon, ông David Parker cho biết, Australia đã bắt đầu đặt nền móng phát triển thị trường này từ 12 năm trước và Australia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam kinh nghiệm cũng như mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực này.
“Tại Australia từ chính quyền Liên bang đến Tiểu bang đều cam kết hướng tới giảm phát thải bằng 0 từ năm 2050. Giảm phát thải 43% vào năm 2030. Năm 2025, chúng tôi sẽ đưa ra tiếp mục tiêu giảm phát thải đến năm 2035. Một trong những hoạt động hỗ trợ là dịch chuyển sang sử dụng 82% năng lượng tái tạo đến 2030” - ông David Parker cho biết.
Cũng tại buổi tiếp, ông David Parker đã chia sẻ với Bộ trưởng và Đoàn công tác những kinh nghiệm của CER đối với Cơ chế báo cáo về năng lượng và phát thải khí nhà kính quốc gia (NGER); Chương trình mục tiêu về năng lượng tái tạo (RET); Cấp và quản lý đơn vị tín chỉ các-bon của Australia (ACCU); thực hiện hoạt động đấu giá ngược để mua lại tín chỉ các-bon của Australia (ACCU); Cơ chế kiểm soát (SM); Hệ thống đăng ký đơn vị phát thải quốc gia.
|
Ngoài ra, CER đang xây dựng Sàn giao dịch tín chỉ các-bon tạo lập thị trường cho thương mại hóa các tín chỉ các-bon Australia (viết tắt là ACCUs), một thị trường giao dịch tập trung, được chuẩn hóa và được quản lý phục vụ mua và bán ACCUs…Trong đó, theo ông David Parker, việc đưa ra cơ chế NGER có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đo lường việc sử dụng năng lượng và đưa ra các giải pháp giảm phát thải./.
Tại buổi làm việc, các đại biểu trong Đoàn công tác cũng đã đặt các câu hỏi đối với đại diện CER về kinh nghiệm trong việc phát triển các chủ thể mua và chủ thể bán để tạo dựng thị trường tín chỉ các-bon, hay chính sách pháp luật phù hợp với điều kiện và Việt Nam và thông lệ quốc tế trong phát triển thị trường tín chỉ các-bon tại Việt Nam. Những câu hỏi từ phía Đoàn đã được đại diện CER giải đáp cụ thể và thấu đáo. Đồng thời, Chủ tịch CER cũng khẳng định sẵn sàng chia sẻ thêm tài liệu để Đoàn công tác có thể tiếp tục nghiên cứu trước khi có những quyết định chính thức trong quản lý. |