Cụ thể, theo Quyết định 1434, vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là hơn 5.281 tỷ đồng. Tổ chức này có trụ sở chính tại Hà Nội, văn phòng đại diện và chi nhánh ở một số khu vực. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Deposit Insurance of Vietnam, viết tắt là DIV.

Ban hành quy định mới về hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi
Ban hành quy định mới về hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi. Ảnh: T.L
Thêm quy định hỗ trợ bán bảo hiểm qua ngân hàng lành mạnh Kiểm tra thường xuyên và định kỳ để đưa chính sách bảo hiểm tiền gửi vào cuộc sống

Theo lộ trình thời gian tới, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ được tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 và lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2030. Nguồn để tăng vốn lấy từ vốn tự tích lũy và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đảm bảo năng lực tài chính của tổ chức này.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, viêc tăng cường năng lực tài chính của tổ chức này thời gian tới sẽ thực hiện thông qua việc cho phép tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đa dạng hóa hình thức và danh mục đầu tư.

Cụ thể, các hoạt động đầu tư có thể thực hiện là mua và bán trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh; gửi tiền tại ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt; mua và bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt phát hành.

Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi cũng có thể đầu tư mua, bán trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, các văn bản hướng dẫn và được xếp hạng tín nhiệm cao./.