Chuyển đổi cơ cấu để bước vào con đường đi đến thịnh vượng
Bốc, xếp hàng hóa tại cảng Đà Nẵng. Ảnh minh họa

PV: Thưa ông, gần đây ông đã có một bài trình bày về thể chế và con đường đi đến thịnh vượng của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về mục tiêu tăng trưởng cao hai con số trong những năm tới để trở thành nước phát triển vào năm 2045 của Việt Nam?

Chuyển đổi cơ cấu để bước vào con đường đi đến thịnh vượng

Ông Vũ Thành Tự Anh: Con đường dẫn đến tự do và thịnh vượng là một hành lang hẹp, rất khó để bước vào và cũng rất dễ trượt ra ngoài nếu không thận trọng. Để bước vào hành lang này, một trong những quan điểm cốt lõi là cần có sự cân bằng tinh tế giữa quyền lực của nhà nước và sức sống, sự năng động của xã hội.

Một mặt, nhà nước phải có đủ quyền lực và năng lực để duy trì trật tự, cung ứng hàng hóa công và bảo vệ các lợi ích kinh tế cốt lõi của đất nước. Mặt khác, để tránh rơi vào chuyên chế, quyền lực của nhà nước cần có sự kiểm soát và đối trọng từ xã hội. Cụ thể, khu vực kinh tế tư nhân cần được phát triển, hệ thống xã hội cần có sự tham gia tích cực và làm chủ thực sự của người dân để giám sát và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số từ 2026 đến 2030 và xa hơn nữa để trở thành nước phát triển vào năm 2045. Để xem xét tính khả thi, thử vẽ ba quỹ đạo với các mức tăng trưởng 6%, 7% và 10% cho Việt Nam. Mức 6% và 7% là mức phù hợp với lịch sử tăng trưởng và điều kiện hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó, tôi cũng thử vẽ mức 10% để xem khả năng ra sao.

Thay đổi cơ cấu xuất khẩu để gia tăng giá trị

"Nhìn vào giỏ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 20 - 30 năm trước, dầu thô chiếm khoảng 20%, nay chỉ chiếm chưa đến 2%. 20 năm trước chưa có cái điện thoại di động nào, nay điện thoại di động chiếm 20%. Rõ ràng cơ cấu thay đổi rất đẹp, nhưng giá trị gia tăng và năng suất thì chưa đạt được.

Điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn xuất khẩu các sản phẩm có công nghệ cao, giá trị cao nhưng giá trị gia tăng của Việt Nam thì rất thấp. Chưa thay đổi được điều này thì không thể nói là thay đổi cơ cấu". Ông Vũ Thành Tự Anh

Việt Nam hiện nằm giữa quỹ đạo tăng trưởng của các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nếu đạt 6 - 7%, chúng ta vẫn sẽ ở giữa hai nhóm nước này. Chỉ khi đạt 10%, chúng ta mới vượt lên so với các nước Đông Nam Á để gia nhập “câu lạc bộ” Đông Bắc Á. Đó là khát vọng lớn và cần xem xét tính khả thi một cách thận trọng. Việt Nam sẽ đi theo cọn đường của Đông Bắc Á hay Đông Nam Á? Lựa chọn này sẽ quyết định tương lai của chúng ta.

Theo tính toán của GS Dwight Perkins (ĐH Harvard) và tôi, để đạt tăng trưởng GDP 7%, Việt Nam cần tốc độ tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) 4%. Nếu muốn tăng trưởng GDP 9%, TFP phải đạt 5,6% - mức mà ngay cả các nước Đông Bắc Á thành công cũng khó đạt được. Để đạt 5,6%, cần những bước đột phá lớn, nhất là trong bối cảnh già hóa dân số nhanh chóng. Cách đây 20 năm, lực lượng lao động tăng khoảng 2% mỗi năm, giờ chỉ còn 0,5% và có thể âm trong tương lai do già hóa dân số. Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng, năng suất phải tăng cao hơn để bù đắp lại sự suy giảm của lực lượng lao động.

Dù đang giảm dần song Việt Nam vẫn còn có lợi thế về dân số cho đến khoảng 2036, nhưng phải tận dụng cơ hội này và tăng năng suất để bù đắp cho sự suy giảm nhân khẩu sau này. Chúng ta đang ở thời khắc quyết định cho tương lai, cả trong nước lẫn quốc tế.

Lời giải mới để thoát bẫy thu nhập trung bình

PV: Vậy vào lúc này, theo ông đâu là những việc cần phải làm ngay với Việt Nam để hướng tới mục tiêu giàu có và thịnh vượng?

Ông Vũ Thành Tự Anh: Nếu bạn đặt câu hỏi vài năm trước thì câu trả lời sẽ khác bây giờ. Khi đó, chúng ta đã nhìn thấy trước nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng bối cảnh kinh tế - chính trị, cả quốc tế và trong nước đều rất khác.

Còn hiện nay, việc đầu tiên là cần thấu hiểu môi trường quốc tế, đặc biệt là địa chính trị và địa kinh tế. Việt Nam là quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào thị trường quốc tế, rõ nhất là về xuất khẩu, FDI… mà môi trường này đang bất định và biến động khôn lường. Vì vậy, việc chúng ta định vị mình như thế nào trong bối cảnh này sẽ quyết định con đường chúng ta vượt bẫy thu nhập trung bình.

Điểm khác biệt nữa là, ở trong nước, đất nước đang chuyển mình “sắp đặt lại giang sơn”, sự nghiệp hàng trăm năm mới có một lần. Nhiều cải cách được nói đến hàng chục năm nay đang xảy ra chỉ trong vòng vài tháng. Đây thực sự là cuộc cải cách vô tiền khoáng hậu trong lịch sử cận đại của Việt Nam.

Với hai điều này, Việt Nam cần lời giải khác với lời giải truyền thống cho bài toán thoát bẫy thu nhập trung bình.

Lời giải đầu tiên, chắc chắn là phải phát triển kinh tế tư nhân trong nước và coi đó là nội lực cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam. Bởi khu vực FDI và xuất khẩu, dù đã góp phần giúp Việt Nam chuyển từ một nước nghèo sang thu nhập trung bình, nhưng không thể giúp chúng ta thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia phát triển, nhất là khi họ đang phải hứng chịu tác động trực tiếp từ căng thẳng địa chính trị và địa kinh tế thế giới, và rồi sẽ đến lúc các hoạt động chế tạo - chế biến dựa vào nhân công giá rẻ cũng sẽ rời Việt Nam để tìm bến đỗ mới.

Vì thế đưa kinh tế tư nhân vào vị trí trung tâm, vị trí xứng đáng của nó, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam là yêu cầu đầu tiên phải làm và rất mừng là chúng ta đang đi theo hướng này.

PV: Thưa ông, gần đây ông đã có một bài trình bày về thể chế và con đường đi đến thịnh vượng của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về mục tiêu tăng trưởng cao hai con số trong những năm tới để trở thành nước phát triển vào năm 2045 của Việt Nam?

Ông Vũ Thành Tự Anh: Con đường dẫn đến tự do và thịnh vượng là một hành lang hẹp, rất khó để bước vào và cũng rất dễ trượt ra ngoài nếu không thận trọng. Để bước vào hành lang này, một trong những quan điểm cốt lõi là cần có sự cân bằng tinh tế giữa quyền lực của nhà nước và sức sống, sự năng động của xã hội.

Một mặt, nhà nước phải có đủ quyền lực và năng lực để duy trì trật tự, cung ứng hàng hóa công và bảo vệ các lợi ích kinh tế cốt lõi của đất nước. Mặt khác, để tránh rơi vào chuyên chế, quyền lực của nhà nước cần có sự kiểm soát và đối trọng từ xã hội. Cụ thể, khu vực kinh tế tư nhân cần được phát triển, hệ thống xã hội cần có sự tham gia tích cực và làm chủ thực sự của người dân để giám sát và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số từ 2026 đến 2030 và xa hơn nữa để trở thành nước phát triển vào năm 2045. Để xem xét tính khả thi, thử vẽ ba quỹ đạo với các mức tăng trưởng 6%, 7% và 10% cho Việt Nam. Mức 6% và 7% là mức phù hợp với lịch sử tăng trưởng và điều kiện hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó, tôi cũng thử vẽ mức 10% để xem khả năng ra sao.

Việt Nam hiện nằm giữa quỹ đạo tăng trưởng của các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nếu đạt 6 - 7%, chúng ta vẫn sẽ ở giữa hai nhóm nước này. Chỉ khi đạt 10%, chúng ta mới vượt lên so với các nước Đông Nam Á để gia nhập “câu lạc bộ” Đông Bắc Á. Đó là khát vọng lớn và cần xem xét tính khả thi một cách thận trọng. Việt Nam sẽ đi theo cọn đường của Đông Bắc Á hay Đông Nam Á? Lựa chọn này sẽ quyết định tương lai của chúng ta.

Theo tính toán của GS Dwight Perkins (ĐH Harvard) và tôi, để đạt tăng trưởng GDP 7%, Việt Nam cần tốc độ tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) 4%. Nếu muốn tăng trưởng GDP 9%, TFP phải đạt 5,6% - mức mà ngay cả các nước Đông Bắc Á thành công cũng khó đạt được. Để đạt 5,6%, cần những bước đột phá lớn, nhất là trong bối cảnh già hóa dân số nhanh chóng. Cách đây 20 năm, lực lượng lao động tăng khoảng 2% mỗi năm, giờ chỉ còn 0,5% và có thể âm trong tương lai do già hóa dân số. Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng, năng suất phải tăng cao hơn để bù đắp lại sự suy giảm của lực lượng lao động.

Dù đang giảm dần song Việt Nam vẫn còn có lợi thế về dân số cho đến khoảng 2036, nhưng phải tận dụng cơ hội này và tăng năng suất để bù đắp cho sự suy giảm nhân khẩu sau này. Chúng ta đang ở thời khắc quyết định cho tương lai, cả trong nước lẫn quốc tế.

Lựa chọn doanh nghiệp mạnh để dẫn dắt

Chuyển đổi cơ cấu để bước vào con đường đi đến thịnh vượng
Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu trong Khu công nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh minh họa

PV: Ông nói đến chuyển hóa cơ cấu kinh tế một cách tổng thể. Theo ông, cần chuyển hóa cơ cấu như thế nào trong tương lai và cơ cấu kinh tế nào là tối ưu cho Việt Nam?

Ông Vũ Thành Tự Anh: Tôi dùng từ “chuyển hóa cơ cấu” để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, thể hiện sự chuyển đổi một cách quyết liệt, có hệ thống và sâu sắc, triệt để.

“Như một đàn ngựa thả ra thảo nguyên, con ngựa nào chạy nhanh thì được hỗ trợ chứ không phải chọn ngay con ngựa dẫn đầu khi nó còn ở trong chuồng. Sự lựa chọn phải từ cạnh tranh thị trường và dựa trên năng lực, thay vì đã chọn trước để là người dẫn đầu. Việc thay đổi tư duy sẽ thay đổi năng lượng mới cho nền kinh tế và chuyển hoá được cơ cấu”. Ông Vũ Thành Tự Anh.

Ở Việt Nam, nói đến cơ cấu kinh tế là nói đến cơ cấu theo ngành, theo lĩnh vực, cơ cấu theo lao động - là những điều đã được thảo luận nhiều. Tuy nhiên, còn một cơ cấu rất quan trọng mà hệ thống thống kê chưa thực sự nắm bắt được. Đó là cơ cấu về công nghệ và cơ cấu về giá trị gia tăng. Chúng ta chưa tính được cơ cấu về những yếu tố tác động tới giá trị gia tăng và năng suất, những yếu tố đặc biệt quan trọng khi muốn nói về chuyển hóa cơ cấu.

Chúng tôi đã từng làm nghiên cứu ở các công ty được coi là hàng đầu trong sản xuất công nghệ cao ở Việt Nam như Intel, Samsung, LG và nhiều công ty khác. Một số năm trước, khi tính toán về giá trị gia tăng thì trong 100 đồng xuất khẩu của Intel, tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa do phía Việt Nam đóng góp khoảng 3%. Tỷ lệ này ở Samsung là 2,14% và ở LG thì còn thấp hơn nữa.

Điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn xuất khẩu các sản phẩm tuy được phân loại là công nghệ và giá trị cao, song thực chất giá trị gia tăng của Việt Nam lại rất thấp. Chỉ đến khi thay đổi được điều này thì mới có thể khẳng định tái cơ cấu thành công.

Nhìn vào giỏ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 20 năm trước, dầu thô chiếm khoảng 20%, nay chỉ chiếm chưa đến 2%. 20 năm trước chưa có một chiếc điện thoại di động nào, thì nay điện thoại di động chiếm khoảng 20%. Rõ ràng cơ cấu xuất khẩu của chúng ta về hình thức thay đổi rất đẹp, nhưng điều chúng ta cần để thoát bẫy thu nhập trung bình là giá trị gia tăng và năng suất thì vẫn chưa đạt được.

Tóm lại, cơ cấu về công nghệ, năng suất và giá trị gia tăng đến nay chưa có thay đổi đáng kể. Một cách khái quát, ban đầu, nền kinh tế Việt Nam ta sẽ phải qua một giai đoạn tăng trưởng dựa vào các yếu tố đầu vào đầu tư, lao động, tài nguyên.

Giai đoạn thứ hai là tập trung vào tăng trưởng năng suất. Khi ấy, công nghệ phải và cơ sở hạ tầng phải trở nên hiện đại. Thể chế phải được phát triển, thị trường phải được sử dụng như là cơ chế phân bổ nguồn lực chính…

Giai đoạn thứ ba là đổi mới sáng tạo, với R&D, khoa học công nghệ. Chúng ta phải có những sản phẩm công nghệ phổ biến trên thế giới và có các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hàng đầu.

Hiện nay, Việt Nam đã qua giai đoạn thứ nhất và đang ở giai đoạn thứ hai nhưng chưa chuyển được sang giai đoạn thứ ba. Việc không chuyển được sang giai đoạn thứ ba, từ góc độ này chính là bẫy thu nhập trung bình.

Rõ ràng, chúng ta cần phải rất nỗ lực thì mới có thể cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó đầu tiên là định vị lại khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò trụ cột và trọng tâm trong sự phát triển. Làm được điều này, chúng ta sẽ tăng được hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Chúng ta sẽ nhận chuyển giao công nghệ cũng như tự sáng tạo ra công nghệ của mình một cách hiệu quả hơn.

Một vấn đề nữa là phải có hệ thống chính sách công nghiệp đúng đắn, dựa theo năng lực cạnh tranh theo kiểu “hỗ trợ người thắng cuộc” chứ không phải “chọn trước người thắng cuộc” hay phát triển ngành mũi nhọn một cách duy ý chí như trước. Điều này đòi hỏi thay đổi quan trọng về tư duy.

Tôi cho rằng, chúng ta nên hỗ trợ các ngành và các doanh nghiệp mà đã chứng tỏ được năng lực cạnh tranh ở giai đoạn ban đầu. Khi đã chọn được những doanh nghiệp tốt nhất, vai trò của nhà nước là nâng đỡ, giúp cho họ có bệ phóng cao hơn, năng lực mạnh hơn thông qua cơ chế tài chính, cơ chế về quỹ nghiên cứu phát triển, hỗ trợ về thể chế. Khi ấy, các doanh nghiệp đó, các ngành đó bắt đầu bứt phá, trở thành các lực lượng dẫn dắt nền kinh tế. Nếu thiếu những điều kiện như vậy, rất có thể chúng ta cứ giậm chân tại chỗ hoặc thậm chí tụt hậu dần.

PV: Xin cảm ơn ông!

Việt Nam đã từng có truyền thống khoa bảng, tuyển chọn được hiền tài xuất sắc nhất cho bộ máy nhà nước. Những người giỏi nhất đó tự hào được đóng góp, cống hiến cho đất nước, cho cộng đồng. Tinh giản biên chế hiện nay nên trở thành cơ hội để khôi phục lại truyền thống đáng quý này. Ông Vũ Thành Tự Anh