Cục Thuế Bình Định thay đổi phương thức quản lý, tăng thu về ngân sách
Sáng tạo quản lý thu ngân sách, Cục Thuế Bình Định lần đầu vượt mốc 13 nghìn tỷ đồng
Cục Thuế Bình Định: Lợi ích kép từ đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử

Nhiều khoản thu đạt khá so với tốc độ bình quân chung

Trong tổng số thu 3.738,7 tỷ đồng, nếu loại trừ 3 khoản thu từ tiền sử dụng đất, cổ tức và lợi nhuận được chia và xổ số kiến thiết thu được 1.798,2 tỷ đồng, đạt 29,7% dự toán, tăng 5,5% so với cùng kỳ.

Có 8/16 khoản thu so với dự toán cao hơn tốc độ bình quân (25%), như: thu tiền sử dụng đất đạt 47,5%; thuế thu nhập cá nhân đạt 43,8%; thu từ doanh nghiệp trung ương đạt 38,6%; thu từ công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 35,6%; lệ phí trước bạ 31,9%; phí và lệ phí 29,4%; xổ số kiến thiết 28,5% và thuế bảo vệ môi trường đạt 26,7%.

Cục Thuế Bình Định: Thu ngân sách 3 tháng tăng hơn 20% so cùng kỳ
Doanh nghiệp phát triển, kinh tế phục hồi góp phần tăng thu ngân sách. Ảnh: TL.

Nếu so với cùng kỳ: Có 9/16 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng như: Thuế phi nông nghiệp tăng 237,4%, tiền thuê đất tăng 146,6%...; tuy nhiên, cũng có 7/16 khoản thu, sắc thuế thu giảm hơn cùng kỳ.

Có được kết quả nêu trên là nhờ kinh tế đã tăng trưởng ổn định, đồng thời cơ quan thuế luôn đồng hành, hỗ trợ cùng doanh nghiệp cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu ngân sách hiệu quả.

Theo đó, các đơn vị chức năng thuộc cục đã nắm chắc nguồn thu, bám sát địa bàn, đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách theo mục tiêu đề ra. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến các nguồn thu liên quan đến các công trình hạ tầng - giao thông trọng điểm, các dự án lớn trên địa bàn; kịp thời thu thuế vãng lai, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường liên quan đến dự án.

Cục Thuế Bình Định cũng đã tăng cường quản lý, chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản; tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế lớn, kéo dài, đặc biệt là thu hồi về ngân sách các khoản nợ gia hạn theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP và Nghị định 52/2021/NĐ-CP…

Ngoài ra, cục thuế tỉnh đã tăng cường rà soát, mở rộng cơ sở thuế ở một số lĩnh vực như: kinh doanh số, thương mại điện tử, xây dựng, xăng dầu, vận tải, lưu trú,…; tập trung vào quản lý, kiểm soát đối với một số lĩnh vực còn tiềm ẩn thất thu, rủi ro trong quản lý thuế, đặc biệt là công tác quản lý hoàn thuế, giao dịch liên kết, dàn xếp giao dịch… Đồng thời, khai thác kịp thời các nguồn thu mới, tiềm năng từ các doanh nghiệp, dự án mới phát sinh, các doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi thuế, các doanh nghiệp chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng dự án...

Kịp thời triển khai các gói tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp

Trong thời gian tới, Cục Thuế Bình Định tập trung tuyên truyền, hướng dẫn đến người nộp thuế, người dân biết để thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí.

Theo đó, tuyên truyền để thực hiện tốt Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 (giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu); Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 (giảm 2% thuế giá trị gia tăng) và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với các chính sách tài khóa, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các đơn vị chức năng của Cục đã có hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu thông qua các hình thức như thư ngỏ hoặc qua email, điện thoại và hệ thống mạng xã hội của ngành.

Đáng chú ý, Cục Thuế Bình Định sẽ tiếp tục tăng cường số hóa công tác quản lý thuế. Theo đó, tiếp tục phủ sóng điện tử đến các lĩnh vực còn hạn chế, khiêm tốn; hỗ trợ nghiệp vụ quản lý chuyên sâu (hoàn thuế, hóa đơn điện tử), quản lý diện rộng (Bất động sản, thương mại điện tử…). Cụ thể, sẽ tiếp tục cập nhật, hoàn thiện thêm các tính năng của bản đồ số hộ kinh doanh; xây dựng bản đồ số doanh nghiệp (phục vụ nội ngành).

Trước mắt, đơn vị sẽ xây dựng bản đồ mỏ khoáng sản với các dữ liệu được liên kết từ ứng dụng khai thác nguồn thu để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý khai thuế sát với thực tế khai thác.

Đồng thời, hoàn thiện cổng giao tiếp điện tử giữa cơ quan thuế và người nộp thuế để tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn, trả lời ngay những vướng mắc phát sinh; công khai tất cả những tài liệu, văn bản hướng dẫn về chính sách thuế, danh mục các lỗi vi phạm thường gặp của người nộp thuế để doanh nghiệp tham khảo, áp dụng, cũng như tự rà soát, sửa sai; ngoài ra ứng dụng còn hỗ trợ cơ quan thuế tiếp dân, tiếp người nộp thuế mọi lúc, mọi nơi.

Về triển khai hóa đơn điện tử, Cục Thuế Bình Định tiếp tục thực hiện theo lộ trình, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; đến ngày 31/3/2022, tất cả doanh nghiệp và hộ kê khai đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử./.