Theo dự thảo thông tư, các đối tượng áp dụng liên quan gồm 4 đối tượng chính. Đó là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là chung là ngân hàng thương mại); khách hàng của ngân hàng thương mại; bên thứ ba và tổ chức cung cấp nền tảng.

Lấy ý kiến dự thảo Thông tư giao diện lập trình ứng dụng mở thanh toán ngân hàng
Lấy ý kiến Thông tư giao diện lập trình ứng dụng mở thanh toán ngân hàng. Ảnh T.L
Lấy ý kiến dự thảo thông tư về kinh doanh phái sinh lãi suất Giảm 50% phí giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam: Lấy khách hàng làm cốt lõi

Tổ chức cung cấp nền tảng là cụ thể là các tổ chức cung cấp nền tảng kết nối, trao đổi thông tin giữa ngân hàng thương mại và bên thứ ba để cung cấp sản phẩm, dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

Bên thứ ba bao gồm các công ty trung gian thanh toán, công ty công nghệ tài chính, tổ chức khác, cá nhân hợp tác với ngân hàng thương mại để cung cấp sản phẩm, dịch vụ thanh toán qua Open API.

Theo khái niệm chung, Open API là giao diện lập trình ứng dụng mở. Trong đó, API (Application Programming Interface) là giao diện lập trình cho phép giao tiếp giữa các ứng dụng phần mềm trong một tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau. Theo đó, một ứng dụng phần mềm này có thể gọi đến một hoặc nhiều chức năng của ứng dụng phần mềm khác.

Dự thảo quy định, ngân hàng thương mại phải đảm bảo thuận lợi cho việc kết nối, thực hiện dịch vụ ngân hàng; tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dữ liệu, quyền riêng tư của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra yêu cầu dữ liệu trong quá trình kết nối, thực hiện dịch vụ ngân hàng phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích; không làm ảnh hưởng tới quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, dữ liệu trong quá trình kết nối, thực hiện dịch vụ ngân hàng phải đảm bảo tính cập nhật và chính xác. Trường hợp có sai lệch phải thực hiện đính chính, hiệu chỉnh kịp thời./.