Mức tăng trưởng tín dụng này được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua.

Tăng trưởng tín dụng đã đạt gần 10%
Nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiện rất lớn. Ảnh: T.L
Đã đến lúc xem xét thay thế "room tín dụng" bằng giải pháp có tính thị trường hơn Tín dụng 6 tháng tăng trưởng 9,35% Đã nới room tín dụng cho một số ngân hàng

Cơ cấu tín dụng cũng được định hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, trong khi tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với chỉ đạo, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị.

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm 2022, lạm phát thế giới tăng nhanh do giá nhiều hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới leo thang bắt nguồn từ xung đột Nga - Ukraine và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Áp lực lạm phát tăng cao trên toàn cầu tác động đến cuộc sống người dân và nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô tại nhiều quốc gia, khiến hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đều thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Về tình hình giá cả trong nước, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước, tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ 2021. Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tính chỉ số CPI tháng 8/2022 có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước./.