Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 292 nghìn tỷ đồng, tăng 8.410 tỷ đồng so với năm 2022, với hơn 6.600 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, trong đó tăng dư nợ tín dụng các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết 11 của Chính phủ là 376 tỷ đồng.

Tín dụng chính sách xã hội quý I đạt gần 22 nghìn tỷ đồng
Tín dụng chính sách xã hội quý I đạt gần 22 nghìn tỷ đồng. Ảnh: T.L
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội

Nguồn vốn chính sách cũng đã hỗ trợ tạo việc làm cho trên 129 nghìn lao động, giúp 1.920 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hơn 17 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 352 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn; cho mua, thuê mua và xây mới 1.380 căn nhà ở xã hội.

Tính đến 31/3/2023, có 4 tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai các chương trình tín dụng chính sách với dư nợ ủy thác đạt trên 290 nghìn tỷ đồng, chiếm 99,45%/tổng dư nợ.

Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ chiếm 38,3%; Hội Nông dân chiếm 30%; Hội Cựu chiến binh chiếm 17,1% và Đoàn Thanh niên chiếm 14,6%.

Hoạt động ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện tốt thông qua 10.437 điểm giao dịch xã, với 168.551 tổ tiết kiệm và vay vốn, đảm bảo kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác./.