Trong đó, dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội các chương trình tín dụng theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao ước đạt 231.375 tỷ đồng, tăng 21.500 tỷ đồng (tăng 10,2%) so với cuối năm 2021.

Tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội 9 tháng tăng trưởng 10,7%
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với tín dụng chính sách chỉ chiếm 0,24%. Ảnh: T.L
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội - bệ đỡ để đồng bào huyện M’Drắk thoát nghèo Tăng trưởng tín dụng đã đạt gần 10%

Tổng nguồn vốn chính sách huy động trong 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 289.585 tỷ đồng, tăng 33.181 tỷ đồng (tăng trưởng 13%) so với năm 2021. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 28.939 tỷ đồng, tăng 4.237 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 9/2022, tổng doanh số cho vay toàn hệ thống ước đạt 76.215 tỷ đồng, tăng 14.982 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021, với trên 1.780 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn.

Trong 9 tháng qua, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ, tạo việc làm cho trên 660 nghìn lao động, giúp trên 4,9 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 17 nghìn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; giải ngân cho hơn 82 nghìn hộ gia đình vay vốn mua máy vi tính, thiết bị học tập.

Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đã tiếp cận gần 1,1 nghìn doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh, trả lương cho trên 155 nghìn người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19; xây dựng khoảng 1.140 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh…

Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,68%/tổng dư nợ; trong đó nợ quá hạn chiếm 0,24%.

Mới đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã yêu cầu hệ thống tiếp tục triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022, đặc biệt là giải ngân các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng./.