Theo báo cáo tại buổi làm việc, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đến 31/12/2023 đạt 40.061 tỷ đồng, tăng 5.710 tỷ đồng (tăng 16,6%) so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế (13,5%).

Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 45,2%; dư nợ trung dài hạn chiếm 54,8%. Trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn có xu hướng giảm nhẹ từ 1-2%. Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng dành cho đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số và các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục được triển khai…

Triển khai tiếp cận tín dụng tại Hòa Bình
Triển khai tiếp cận tín dụng tại Hòa Bình. Ảnh: T.L
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội đã triển khai ra sao? Ngân hàng họp triển khai công điện của Thủ tướng về tăng tiếp cận tín dụng

Các ngân hàng thương mại thời gian qua đã thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm với doanh số cho vay đạt 475,4 tỷ đồng/20 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất trên 2 tỷ đồng; cơ cấu lại nợ cho 80 khách hàng (trong đó có 51 khách hàng doanh nghiệp và 29 khách hàng cá nhân). Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã triển khai thực hiện chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 33/NQ-CP.

Trong năm 2023, ngành ngân hàng đã tổ chức 22 hội nghị đối thoại/buổi làm việc với các doanh nghiệp; Ngân hàng Nhà nước tỉnh tổ chức 7 cuộc hội nghị/buổi làm việc với cấp ủy chính quyền địa phương…

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình thực hiện cho vay năm 2023 đạt 1.278,4 tỷ đồng, với trên 30 ngàn lượt khách hàng vay; doanh số cho vay 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 244,9 tỷ đồng, với trên 5,2 ngàn lượt khách hàng vay vốn…

Kết nối các địa phương để đẩy mạnh hoạt động tín dụng

Trước đó trong Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024, ngành ngân hàng cũng xác định một trong những giải pháp chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Trong đó, ngành ngân hàng đặt ra giải pháp cần chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức trao đổi, đối thoại với khách hàng vay vốn nhằm nắm bắt và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của khách hàng có hiệu quả, thiết thực, thực chất, qua đó mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.