Để
Ảnh minh họa

Động lực mới từ "đòn bẩy" cơ chế

Khép lại năm 2023, điểm lại những thành quả đạt được của TP.HCM, có thể thấy rõ sự nỗ lực, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà cho chặng đường tiếp theo. Dù trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu, bức tranh kinh tế của thành phố năm 2023 từng có giai đoạn ảm đạm mà nhiều chuyên gia gọi nền kinh tế thành phố đã chạm đáy khi kết thúc quý I/2023, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ, nhiều chỉ số tăng trưởng âm.

Ghi dấu ấn bằng những hiệu quả cụ thể

Để

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, để tăng tốc thực hiện Nghị quyết 98, thời gian tới, TP.HCM sẽ triển khai nhanh hơn, quyết liệt hơn, đúng hướng hơn và có nhiều sản phẩm cụ thể hơn.

Trước mắt, những dự án, những công trình ghi dấu ấn bằng hiệu quả cụ thể đang được người dân mong đợi, đó là hoàn thiện nhanh dự án đường sắt đô thị, phát triển một trung tâm tài chính quốc tế, một cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ... đó chính là những công trình, dự án trọng điểm, là nhiệm vụ rất lớn, khi hoàn thành sẽ có sức thuyết phục cao.

Người đứng đầu chính quyền thành phố kỳ vọng sẽ tạo nên bước chuyển mới và quá trình thực hiện Nghị quyết 98 sẽ góp phần hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế về xây dựng chính quyền đô thị cho TP.HCM năm 2024 và những năm tiếp theo.

Trước tình hình này, lãnh đạo thành phố và cả hệ thống chính trị khẩn trương kịp thời đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm, cấp bách để tháo gỡ, vực dậy nền kinh tế. Tình hình khởi sắc rõ rệt với tốc độ GRDP quý sau cao hơn quý trước. GRDP quý II vượt lên 5,87% (tăng gấp 8 lần so với quý I và gấp 3 lần cho với cùng kỳ), quý III là 6,71%. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song kinh tế - xã hội thành phố đã có nhiều điểm sáng, tạo tiền đề và động lực tích cực để thành phố phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng đề ra.

Đặc biệt, trong năm qua, thành phố đã nhận được động lực phát triển mới, đó là "đòn bẩy" cơ chế, kỳ vọng tạo bước ngoặt lớn về phát triển kinh tế - xã hội chính là Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Ngay sau khi Nghị quyết 98 ban hành, HĐND thành phố đã nhanh chóng cụ thể hóa nhiều cơ chế, chính sách làm căn cứ triển khai Nghị quyết 98 nhanh đi vào cuộc sống.

Từ khi Nghị quyết 98 có hiệu lực (ngày 1/8/2023) đến nay, TP.HCM đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương, tích cực. Trong đó, HĐND TP.HCM đã ban hành 25 nghị quyết để cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 98, nổi bật là các nghị quyết quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa; nghị quyết về xây dựng các công trình đường bộ theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao); nghị quyết về mức hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo…

HĐND TP.HCM đã quyết định bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm là 2.800 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều nội dung phân cấp, ủy quyền đã được UBND TP.HCM triển khai. Trong đó có việc ủy quyền cho Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức và UBND các quận quyết định về đầu tư công nhóm C. Từ cơ chế, chính sách của Nghị quyết 98, UBND TP. Thủ Đức đã thành lập một số trung tâm, trong đó có Trung tâm hành chính công (mô hình 1 cửa) nhằm phục vụ dân tốt hơn.

Kỳ vọng bước đột phá mới

Để "con tàu" mang tên 98 vượt trùng khơi
Một góc TP. Hồ Chí Minh. Ảnh TL

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, những gì đã làm được trong thực hiện Nghị quyết 98 của TP.HCM trong thời gian vừa qua mới chỉ là những kết quả bước đầu của một chặng đường dài. Trước đó, ông đã từng ví von, Nghị quyết 98 là “con tàu”, với hàng loạt cơ chế, chính sách mà TP.HCM đã và đang từng bước cụ thể hóa, sẽ giúp “con tàu” Nghị quyết 98 chất đầy hàng, sẵn sàng tăng tốc trong năm 2024.

Để tiếp đà tăng tốc thực hiện Nghị quyết 98, TP.HCM đang nhanh chóng rà soát những vướng mắc để khởi động lại những công trình “đóng băng” và chuẩn bị khởi công những công trình mới theo các mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng; tiếp tục thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư PPP, áp dụng các loại hợp đồng BOT, BT.

TP.HCM cũng đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Tây Nguyên thông qua những việc làm cụ thể, phù hợp với yêu cầu phát triển trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là triển khai các chương trình hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, tạo sự thông thoáng các cửa ngõ TP.HCM.

Ngoài dự án đường Vành đai 3 đang được triển khai, TP.HCM còn chuẩn bị cho tuyến đường Vành đai 4 và các tuyến đường cao tốc kết nối TP.HCM với vùng Đông Nam bộ và các vùng lân cận, tạo tiền đề phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các vùng, các địa phương trong cả nước.

TP.HCM đang quan tâm đề xuất cơ chế vận hành của mô hình chính quyền đô thị, mô hình thành phố trong thành phố và tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Trung ương về phân cấp, phân quyền mạnh hơn. Việc này nhằm tạo sự chủ động hơn về biên chế công chức, viên chức, về sắp xếp bộ máy sở, ngành, phòng, ban với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, làm giảm áp lực và rủi ro cho cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ…

Đón Xuân mới Giáp Thìn năm 2024, cảm nhận với những gì đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện Nghị quyết 98 của TP.HCM, dẫu còn rất nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước... nhưng mỗi công dân TP.HCM có quyền tự hào và gửi gắm niềm tin vào "tâm và tầm", sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo TP.HCM sẽ "vững tay chèo lái con tàu mang tên 98" vượt trùng khơi, hòa nhịp cùng biển lớn./.