Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon bắt đầu với mối đe dọa xuống hạng Thêm một ngân hàng sụp đổ, Mỹ nỗ lực ngăn khủng hoảng tài chính lan rộng Điều gì đã xảy ra với hệ thống ngân hàng trong 11 ngày qua?

“Điều đáng chú ý là hai tổ chức này (SVB và Signature Bank) đã được phép sụp đổ” - Martin Gruenberg, Chủ tịch của FDIC cho biết trong bài phát biểu được chuẩn bị cho phiên điều trần của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào thứ Ba (28/3). “Các cổ đông đã mất khoản đầu tư của họ. Các chủ nợ không có bảo đảm đã thua lỗ. Các hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành cấp cao nhất đã bị loại bỏ”.

FDIC đã bắt đầu các cuộc điều tra

Khi Gruenberg và Michael Barr - Phó Chủ tịch phụ trách giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đưa ra những lời đảm bảo rằng hệ thống tài chính đang hoạt động tốt, họ cũng ra tay mạnh mẽ chống lại các nhà quản lý của các ngân hàng đã sụp đổ.

FDIC điều tra về sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Signature Bank
Ngân hàng Thung lũng Silicon đã có khoảng 175 tỷ USD tiền gửi trước khi ngân hàng này sụp đổ.

Michael Barr, người đang dẫn đầu một cuộc điều tra của FED về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, đã gọi sự sụp đổ của ngân hàng cho vay này là một “trường hợp quản lý yếu kém trong sách giáo khoa”. Ông chỉ ra một mô hình kinh doanh tập trung phục vụ cho các công ty công nghệ và đầu tư mạo hiểm, sự thất bại trong việc quản lý rủi ro nợ, tăng trưởng tài sản và tiền gửi đáng kể của ngân hàng.

Trong một diễn biến có liên quan, hầu hết các khoản đầu tư thất bại của SVB sẽ được tiếp quản bởi First Citizens Bank, một ngân hàng ở Bắc Carolina, trong một thỏa thuận được chính phủ hỗ trợ. Các nhà quản lý của Mỹ cho biết dự kiến sẽ phải tiêu tốn tới 20 tỷ USD (16 tỷ bảng Anh) tiền chi trả bảo hiểm tiền gửi.

FDIC cho biết tổ chức SVB có tổng tài sản khoảng 167 tỷ USD và tổng số tiền gửi khoảng 119 tỷ USD vào ngày 10/3. First Citizens đã mua khoảng 72 tỷ USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ với mức chiết khấu 16,5 tỷ USD. First Citizens - có cổ phiếu tăng 43% khi Phố Wall mở cửa vào thứ Hai (27/3) - cũng sẽ tiếp quản và điều hành 17 chi nhánh của SVB.

“Ngân hàng đã đầu tư số tiền thu được từ các khoản tiền gửi này vào các chứng khoán dài hạn, để tăng sản lượng và tăng lợi nhuận của mình” - Barr nói trong bài phát biểu chuẩn bị cho phiên điều trần. “Tuy nhiên, ngân hàng đã không quản lý hiệu quả rủi ro lãi suất của các chứng khoán đó hoặc phát triển các công cụ, mô hình và chỉ số đo lường rủi ro lãi suất hiệu quả”.

Barr cho biết SVB đã chờ đợi quá lâu để giải quyết các vấn đề của mình và khi giải quyết thì, “trớ trêu thay, những hành động quá hạn cuối cùng mà SVB đã thực hiện để củng cố bảng cân đối kế toán đã gây ra tình trạng người gửi tiền không được bảo hiểm tháo chạy dẫn đến sự phá sản của ngân hàng”.

FDIC đã can thiệp và nắm quyền kiểm soát hai bên cho vay vào đầu tháng này khi những người gửi tiền rút tiền từ hai bên cho vay.

Gruenberg cho biết FDIC có thể điều tra và quy trách nhiệm cho các giám đốc, cán bộ, nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và “các bên liên kết với tổ chức khác” về những tổn thất liên quan đến ngân hàng, cũng như bất kỳ hành vi sai trái nào trong việc quản lý ngân hàng.

Gruenberg nói: “FDIC đã bắt đầu các cuộc điều tra này”. Ông cũng cho biết 10 tài khoản tiền gửi lớn nhất tại Ngân hàng Thung lũng Silicon đã nắm giữ tổng cộng 13,3 tỷ USD.

Tổn thất đối với Quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC liên quan đến bảo hiểm tiền gửi không được bảo hiểm sẽ được hoàn trả thông qua đánh giá đặc biệt đối với các ngân hàng. Gruenberg cho biết cơ quan quản lý đang xem xét hệ thống bảo hiểm tiền gửi và có kế hoạch công bố một báo cáo trước ngày 1/5, sẽ xem xét các mức bảo hiểm và bảo hiểm tiền gửi vượt mức. Cơ quan này cũng có kế hoạch tìm kiếm các bình luận công khai về bản đánh giá vào tháng 5 tới.

Một liên minh các ngân hàng hạng trung đã yêu cầu các cơ quan quản lý dỡ bỏ mức trần 250.000 USD đối với bảo hiểm tiền gửi trong hai năm tới, cho rằng cần phải ngăn chặn dòng tiền gửi chảy ra từ các ngân hàng nhỏ hơn.

Thất bại của SVB là một trường hợp điển hình về quản lý yếu kém

Sự sụp đổ của SVB trong tháng này đã gây ra làn sóng chấn động khắp hệ thống ngân hàng toàn cầu, khiến nhiều người gửi tiền rút tiền mặt của họ khỏi các ngân hàng khu vực và ngân hàng nhỏ hơn vì lo ngại họ có thể mất tiền. Sự hỗn loạn đã thúc đẩy một phản ứng sâu rộng từ chính phủ, cam kết đảm bảo rằng ngay cả những người gửi tiền lớn và không được bảo hiểm tại Ngân hàng Thung lũng Silicon và một ngân hàng thất bại khác - Signature Bank - đã được hoàn trả. Bản thân FED đã thiết lập một chương trình cho vay khẩn cấp để giúp các ngân hàng cần huy động tiền mặt trong tình trạng khó khăn.

Nhưng khi những biến động cho thấy những dấu hiệu tạm lắng dịu, các nhà lập pháp đang yêu cầu được biết điều gì đã xảy ra.

FDIC điều tra về sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Signature Bank
Michael Barr, Phó chủ tịch phụ trách giám sát của FED đã thừa nhận trong lời khai bằng văn bản của mình rằng việc giám sát và điều tiết ngân hàng có thể cần phải thay đổi sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon.

Ông Barr sẽ làm chứng cùng với Martin Gruenberg, Chủ tịch FDIC và Nellie Liang, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách tài chính trong nước.

FED là cơ quan quản lý chính của Ngân hàng Thung lũng Silicon và họ cũng đang xem xét lý do tại sao họ không ngăn chặn được những rủi ro có thể nhìn thấy rõ ràng. Những người gửi tiền của SVB tập trung nhiều vào ngành công nghệ đầy biến động. Nhiều người trong số họ có hơn 250.000 USD trong tài khoản, có nghĩa là tiền gửi của họ đã vượt quá giới hạn bảo hiểm liên bang và họ dễ bị mất tiền khi có dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Các nhà lãnh đạo của ngân hàng đã đặt cược sai rằng lãi suất sẽ ổn định hoặc giảm, và ngân hàng phải đối mặt với khoản lỗ lớn khi lãi suất thay vào đó tăng vào năm 2022.

Ông Barr được cho là sẽ phải đối mặt với những câu hỏi về lý do tại sao những vấn đề nhức nhối đó vẫn chưa được dừng lại và ông đã sớm đưa ra lời biện hộ trong bài phát biểu trước phiên điều trần.

Ngân hàng Thung lũng Silicon đã có khoảng 175 tỷ USD tiền gửi trước khi ngân hàng này sụp đổ, một minh họa cho thấy mức độ rút tiền lớn như thế nào trước khi các cơ quan quản lý tịch thu. Một bài kiểm tra dành cho First Citizens là liệu nó có thể duy trì mối quan hệ với cơ sở khách hàng chuyên sâu về công nghệ mà Ngân hàng Thung lũng Silicon đã phát triển hay không

Ông nói: “Thất bại của SVB là một trường hợp kinh điển về quản lý yếu kém”, đồng thời nói thêm rằng “thất bại này đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng những gì đã xảy ra, bao gồm cả sự giám sát của FED đối với ngân hàng”.

Barr lưu ý rằng các giám sát viên của FED đã phát hiện ra một loạt vấn đề vào cuối năm 2021 và trong suốt năm 2022, thậm chí còn đánh giá ban quản lý của ngân hàng là yếu kém, khiến ngân hàng không thể phát triển bằng cách mua lại các công ty khác. Ông cũng nói rằng các giám sát viên đã nói với các quan chức hội đồng quản trị vào giữa tháng 2 vừa qua là họ đã tích cực làm việc với SVB về rủi ro lãi suất.

“Hóa ra, toàn bộ mức độ dễ bị tổn thương của ngân hàng không rõ ràng cho đến khi ngân hàng bất ngờ bị rút tiền vào ngày 9/3” - ông Barr nói thêm. “Trong quá trình xem xét của chúng tôi, chúng tôi đang tập trung vào việc liệu sự giám sát của Cục Dự trữ Liên bang có phù hợp với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và khả năng dễ bị tổn thương của ngân hàng hay không”.

Tuy nhiên, ông Barr cũng có khả năng phải đối mặt với các câu hỏi - đặc biệt là từ các đảng viên Đảng Dân chủ - về việc liệu những thay đổi đối với quy định và giám sát của FED trong những năm gần đây có thể mở đường cho sự bùng nổ hay không.

Quốc hội Mỹ đã thông qua luật khiến việc giám sát ngân hàng hạng trung bớt khó khăn hơn vào năm 2018 và người tiền nhiệm của ông Barr, Randal K. Quarles, người được Tổng thống Donald J. Trump bổ nhiệm, đã thực hiện và trong một số trường hợp được xây dựng dựa trên những thay đổi đó vào năm 2019./.