Một trong những ngân hàng mới có sự điều chỉnh lãi suất là Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank). Theo đó, mức lãi suất mới đã có sự điều chỉnh tăng khoảng 0,5% tại một số kỳ hạn.

Một số ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi
Một số ngân hàng rục rích tăng lãi suất tiền gửi
Không tăng lãi suất vào năm tới bất chấp lạm phát "leo thang" Đề xuất giảm lãi suất tiền gửi tối đa tại Ngân hàng Chính sách Cập nhật kết quả giảm lãi suất của 16 ngân hàng

Hiện nay, mức lãi suất cao nhất của GPBank ghi nhận tại thời hạn 13 tháng với 6,8%/năm. Tuy nhiên, GPBank vẫn để lãi suất thấp hơn ở cả các kỳ hạn dài, lãi suất các kỳ hạn từ 15 đến 36 tháng chỉ là 6,7%.

Eximbank cũng là một ngân hàng mới có sự điều chỉnh lãi suất tăng từ khoảng 0,1 đến 0,3% tùy kỳ hạn.

Tuy nhiên, so với GPBank thì lãi suất của Eximbank cũng không hấp dẫn bằng do mức cao nhất của ngân hàng này vẫn chỉ ở mức 6%/năm. Đó là mức lãi suất dành cho các kỳ hạn dài từ 15 tháng trở lên.

Trong khi đó, Eximbank công bố mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng 5,7%/năm và mức 5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng.

Trong khi đó, một số ngân hàng tuy không điều chỉnh lãi suất, nhưng đã có mức lãi suất khá cao từ trước. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã có mức lãi suất lên tới 6,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và đây cũng là mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng. Tuy nhiên, đây vẫn là mức lãi suất cũ của SCB đã công bố từ đầu tháng 8/2021.

Lãi suất 6,8%/năm cũng là mức SCB dành cho các kỳ hạn dài từ 15 đến 24 tháng. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng của ngân hàng này là 5,7%/năm và kỳ hạn 3 tháng là 3,85%/năm.

Tại các ngân hàng thương mại nhà nước lớn, Agribank để mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 6%/năm. Trong đó, kỳ hạn này tại BIDV, Vietcombank và VietinBank đều ở mức 5,6%/năm.

Theo đánh giá của một số nhà quan sát, giai đoạn cuối năm thường là thời điểm bùng nổ nhu cầu vay vốn tăng cao phục vụ sản xuất kinh doanh nên một số ngân hàng cần gia tăng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.

Xu hướng tín dụng có thể thấy rõ qua diễn biến tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế trong riêng tháng 11 tăng 1,38% lên 10,1%; trong khi từ tháng 8 - 10, mức tăng chỉ là 1,27%.

Động thái này có thể tác động làm tăng lãi suất đầu vào tại một số ngân hàng, nhưng diễn biến có thể cũng khác nhau ở từng ngân hàng tùy theo việc điều tiết cơ cấu nguồn vốn tại mỗi ngân hàng.