Tại quyết định này, Bảo hiểm Hàng không (VNI) bị xử phạt tổng cộng 260 triệu đồng do vi phạm ba hành vi trong lĩnh vực bảo hiểm. Cụ thể, DBV bị phạt 30 triệu đồng vì cung cấp thông tin, số liệu trong báo cáo không đầy đủ và không chính xác theo quy định của pháp luật; 50 triệu đồng với hành vi giải quyết bồi thường cho khách hàng chậm; 180 triệu đồng đối với hành vi trích lập dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định pháp luật.
"Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp" - quyết định của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nêu rõ. |
Trước đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã công bố kết luận thanh tra tại VNI và phát hiện hàng loạt vi phạm. Thanh tra chọn mẫu thấy Tổng công ty chưa thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, chưa kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định.
Đơn cử, có 338 hồ sơ bồi thường, Tổng công ty đã giải quyết xong trong năm 2023, tuy nhiên, tại thời điểm 31/12/2023, VNI vẫn thực hiện trích lập dự phòng bồi thường đối với các hồ sơ bồi thường đã giải quyết này.
Ngược lại, hồ sơ đã phát sinh thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường trong năm 2023 nhưng chưa trích lập dự phòng bồi thường. Theo đó, có 116 hồ sơ bồi thường đã phát sinh thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường trong năm 2023 tuy nhiên Tổng công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng bồi thường đối với các hồ sơ này tại thời điểm 31/12/2023 theo quy định…
![]() |
Bảo hiểm VNI bị xử phạt vì bồi thường chậm, trích lập dự phòng không đúng quy định. Ảnh: T.L. |
Về xử lý tài chính, cơ quan thanh tra kiến nghị Bảo hiểm VNI giảm chi phí trích lập dự phòng nghiệp vụ khoảng 1,65 tỷ đồng do vẫn trích lập dự phòng cho các hồ sơ đã giải quyết bồi thường hoặc trích lập không phù hợp với số liệu tổn thất thực tế.
Đồng thời, đề xuất tăng chi phí trích lập dự phòng nghiệp vụ khoảng 4,27 tỷ đồng đối với các hợp đồng bảo hiểm chưa trích lập dự phòng phí chưa được hưởng, cũng như các hồ sơ đã phát sinh thông báo hoặc yêu cầu bồi thường trong năm 2023 nhưng chưa được trích lập. Đặc biệt, riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, cơ quan thanh tra kiến nghị tăng chi phí trích lập dự phòng lên gần 120 tỷ đồng.
Tại kết luận thanh tra, Đoàn thanh tra Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm yêu cầu VNI cần rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định.
Bên cạnh đó, kết luận thanh tra nhấn mạnh VNI đã chi trả bồi thường không đúng quy định trong một vụ tai nạn có người tử vong. Theo đó, VNI chỉ bồi thường cho khách hàng 30 triệu đồng, trong khi theo quy định, mức chi trả phải là 150 triệu đồng (theo quy định pháp luật), hoặc 110 triệu đồng (nếu có thỏa thuận giữa các bên).
Kết luận thanh tra nêu rõ có 10 trường hợp Tổng công ty không thông báo cho người bị tai nạn biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định. Thời hạn bồi thường và tạm ứng bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn quá chậm so với quy định./.