Mục tiêu cụ thể đề ra đến năm 2030, Khánh Hoà sẽ có 80% các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch được dán nhãn xanh; 80% cơ sở kinh doanh du lịch phát sinh nước thải từ 10 m3/ngày trở lên có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 80% cơ sở kinh doanh du lịch cam kết không sử dụng sản phẩm nhựa một lần và túi ni lông khó phân hủy; 95% cơ sở kinh doanh du lịch đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo; 4 tuyến điểm du lịch kết nối các khu/điểm đến du lịch xanh trong toàn tỉnh; 4 sản phẩm du lịch xanh được đưa vào khai thác tại mỗi khu/điểm du lịch.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh sẽ tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá, lập danh mục các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch để đầu tư, phát triển thành sản phẩm du lịch xanh trên địa bàn tỉnh; kết nối các điểm du lịch xanh, xây dựng tour du lịch xanh; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thiết yếu; tổ chức quản lý, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn; đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên về du lịch xanh, có kỹ năng điều hành, hướng dẫn doanh nghiệp du lịch thực hiện mô hình du lịch xanh, bền vững; triển khai chiến lược định vị thương hiệu du lịch xanh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, khách du lịch, doanh nghiệp về phát triển du lịch xanh và bền vững; xây dựng thông tin, dữ liệu và quảng bá xúc tiến du lịch xanh Khánh Hòa trong và ngoài nước.
UBND tỉnh Khánh Hoà cũng giao cho Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giữ vai trò đầu mối tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch, chủ động đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch, tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ; hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân du khách; chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường theo sản phẩm chuyên đề mà Khánh Hòa có thế mạnh./.